Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2007 và triển khai kế hoàch sản xuất vụ Đông xuân 2007-20

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

Ngày 29 tháng 9 năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2007 và triển khai kế hoạch sản xuất đông xuân 2007-2008 các tỉnh phía Nam.

Tham gia và chủ trì hội nghị có thứ trưởng Bùi Bá Bổng, cùng tham gia có Cục trưởng Cục BVTV Nguyễn Quang Minh, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc và các Sở Nông nghiệp và PTNT, TT Khuyến nông, Chi cục BVTV các tỉnh phía Nam từ Ninh Thuận trở vào.

Mở đầu hội nghị là báo cáo của Cục Trồng trọt đáng giá chung về tình hình sản xuất trồng trọt năm 2007. Theo đó, đối với sản xuất lúa là trong điều kiện có dịch hại diễn biến phức tạp, nhất là rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nhưng lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương đã có kinh nghiệm chỉ đạo công tác phòng chống dịch; các cơ quan chuyên môn bám sát tình hình sản xuất, sớm có những giải pháp khuyến cáo nông dân trước những diễn biến bất thường của thời tiết, của dịch hại; và những nỗ lực của bà con nông dân thường xuyên thăm đồng đã có những giải pháp tích cực, kịp thời và hiệu quả, vì vậy kịp thời ngăn chặn dịch hại, hạn chế tổn thất, năng suất tăng và sản lượng tăng hơn 700.000 tấn lúa so năm 2006.
Bước đầu đã xác định được cơ cấu giống lúa cho từng vùng sinh thái nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng chất lượng lúa gạo xuất khẩu.
Thời vụ xuống giống tập trung đồng loạt, né rầy, cùng với sử

 

dụng cơ cấu giống phù hợp với từng vùng, từng mùa vụ gieo sạ theo khuyến cáo đã mang lại khá cao trong phòng tránh rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật như ứng dụng “3 giảm 3 tăng”, biện pháp IPM trong phòng trừ dịch bệnh, đặc biệt là sạ thưa, sử dụng giống chất lượng, chống chịu rầy nâu, bón phân cân đối… đã hạn chế mức độ gây hại của dịch bệnh góp phần tăng năng suất.

left

Công tác tuyên truyền, vận động nông dân được tập trung cao độ và hoạt động có hiệu quả, giúp nông dân có được những kiến thức cần thiết trong sản xuất và phòng chống dịch.

Đối với sản xuất rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, Ông Hòa (Phó Cục trưởng, Cục Trồng trọt) đánh giá do nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, hàng năm nhóm cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày phần lớn đều tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

Một số cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu phọng, đậu nành phát triển với diện tích khá lớn, là cây cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu. Sản xuất rau an toàn đã và đang phát triển ở các địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh thành công nghiệp như: Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ…

Tuy nhiên sản xuất rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày vẫn còn nhiều rũi ro do biến động của thị trường, giá cả không ổn định, giá vật tư cũng như công lao động tăng trong khi đó kỹ thuật thâm canh, thu hoạch, sơ chế bảo quản còn nhiều hạn chế, tổn thất trong và sau thu hoạch lớn, làm tăng chi phí sản xuất.

Sản xuất rau an toàn còn manh mún, phân tán vì vậy số lượng không đáp ứng được thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Quan hệ bốn nhà trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ và quản lý còn lỏng lẻo, chưa có tác động thống nhất và đồng bộ.

Đối với cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, hồ tiêu, cà phê, dừa, cao cao nhìn chung có năng suát cao so với năng suất bình quân trên thế giới. Tuy nhiên hạn chế vẫn là xuất khẩu thô, chất lượng chưa cao nên giá xuất khẩu thường thấp hơn một số nước.

Cây ăn quả có diện tích tăng 3%, sản lượng tăng 5% so với năm 2006, Sản xuất cây ăn quả đang được khởi động theo tiêu chuẩn GAP với việc chứng nhận EUREPGAP cho thanh long Bình Thuận, GAP Sông Tiền. Metro đang hỗ trợ thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang), bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (Vĩnh Long) xây dựng và chứng nhận EUREPGAP, Công ty Syngenta hỗ trợ tổ hợp tác Mỹ Xuyên (Đồng Tháp) xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm cho xoài cát Hòa Lộc.
leftTheo sau đó là báo cáo của Cục BVTV về tình hình SVH trong năm qua và nhất là công tác chống dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tại các tỉnh phía Nam và Đông Nam Bộ. Theo Ông Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục BVTV thì rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã được ngăn chặn và đẩy lùi, được chuyên gia nước ngoài đánh giá cao về cách tổ chức chống dịch và kết quả tại Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tái phát do hiện nay lúa tại nước bạn Campuchia đang bị bệnh VL, LXL gây hại rất nặng có thể lan sang Việt Nam.

Tham gia ý kiến tại hội nghị, Ông Nguyễn Quang Minh, Cục trưởng Cục BVTV yêu cầu các Sở Nông nghiệp và PTNT, các Chi cục BVTV các tỉnh thành phía Nam và Đông Nam Bộ không được chủ quan, phải kiên trì trong việc phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong vụ lúa đông xuân tới. Tập trung tuyên truyền vận động, chỉ đạo kiên quyết nông dân gieo sạ đồng loạt và né rầy theo phương châm phòng là chính.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt cũng lưu ý và nhắc nhỡ bốn giải pháp cần lưu ý trong vụ đông xuân tới là thời vụ tập trung né rầy, tăng cường sử dụng giống lúa xác nhận, vận động sử dụng phân NPK cân đối, tiết kiệm phân đạm, tích cực cày ải phơi đất trong một thời gian nhất định.

Chỉ đạo hội nghị, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Bùi Bá Bổng đánh giá cao hai báo cáo của Cục Trồng trọt và BVTV. Về kết quả sản xuất trong năm qua đạt được 17,3 triệu tấn cho đông xuân 2006-2007 và hè thu 2007, vụ mùa ước đạt 3 triệu tấn, tổng cộng 20,3 triệu tấn, chiếm 57,2 % sản lượng lúa cả nước. Tăng 700.000 tấn so với năm trước và tăng 200.000 tấn so với năm 2004-2005, làm tăng giá trị 600 tỉ đồng, trong đó chi phí chống dịch là 120 tỉ, còn lại tăng thu trong nông dân là 450 tỉ. Đây là một thắng lợi lớn cho ngành nông nghiệp. Đặc biệt năng suất lúa của tỉnh An Giang đạt cao ở mức kỷ lục trong nhiều năm qua với bình quân 7,11 tấn/ha.

Về thời gian tới, thứ trưởng yêu cầu tiếp tục theo dõi vụ lúa thu đông và mùa để hạn chế khả năng bột phát, tích tụ, phân tán rầy nâu để xử lý kịp thời, đảm bảo cho 270.000 ha thu đông đạt 1 triệu tấn lúa và vụ mùa 560.000 ha đạt 2 triệu tấn lúa. Đối với đông xuân 2007-2008 phải tăng năng suất bình quân và chất lượng hiệu quả.

Về thời vụ cần tập trung gieo sạ đồng loạt và né rầy vào cuối tháng 10, cuối tháng 11 và cuối tháng 12 (cộng trừ 5 ngày cho các tháng), trong đó lưu ý tháng 11 là thời gian xuống giống với diện tích lớn nhất. Cần theo dõi sát bẫy đèn và thủy văn để xác định thời vụ cụ thể cho từng địa phương.

Về giống lúa cần phải xác định 5-7 giống chủ lực để xuất khẩu và phải công bố trước 15/10 gắn liền với chương trình nhân giống một cách hiệu quả, chú ý cả giống xác nhận, giống chính quy và giống nông hộ.

Về kỹ thuật canh tác cần tăng cường biện pháp 3 giảm 3 tăng và tưới tiết kiệm

Về bảo vệ thực vật lấy phòng là chính, tiếp tục theo dõi sát diễn biến rầy nâu để phòng trị kịp thời, tránh lây lan.

Về thu hoạch và sau thu hoạch cần tăng cường thực hiện chương trình đưa máy vào khâu thu hoạch và thực hiện liên tục đến năm 2010.

Về chính sách hỗ trợ nông dân phải có mục tiêu, hỗ trợ sản xuất giống, mua máy gặt và khuyến nông có trọng điểm.

Riêng đối với rau màu, cây công nghiệp thì Bộ sẽ tổ chức các hội nghị chuyên đề để thảo luận và có chỉ đạo cụ thể, trước mắt tập trung cho hai cây bắp và đậu nành.

Trong hội nghị này Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã tặng cờ thi đua và bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân trong ngành đã có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trong năm qua, nhất là trong công tác chống dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 10,036,148
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây