Một số kinh nghiệm trồng lan Hồ Điệp (Phalaenopsis sp.) trong nhà màng tại Huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh

Thứ năm - 28/03/2024 02:32
MẪU ĐĂNG BÀI VIẾT WEBSITE
CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO THỰC VẬT

(Đính kèm Công văn số:230/CCTTBVTV-HCTH  ngày 27/03 /2018)
 
Người gửi: Ngày gửi:06/12/2023
Ngày đăng website:  
Tiêu đề bài viết: Một số kinh nghiệm trồng lan Hồ Điệp (Phalaenopsis sp.) trong nhà màng tại Huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh
Tóm tắt bài viết:  
Ảnh bìa:  
Nguồn tin:  
Tập tin đính kèm:  
Lĩnh vực: Công tácTrồng trọt
Tác giả:  
Phòng/Trạm Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nhà Bè - Cần Giờ - Quận 7
 
Nội dung bài viết
Hoa lan là loại cây trồng mang lại giá trị hiệu quả kinh tế cao và đây cũng là một trong những loại cây trồng nhằm trong nhóm sản phẩm cây trồng chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh (theo Quyết định 4545/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh). Theo số liệu thống kê năm 2023, tổng diện tích gieo trồng hoa lan trên địa bàn Thành phố là 340 ha và được trồng tập trung chính tại các huyện gồm có huyện Củ Chi, Bình Chánh.
Lan Hồ Điệp (có tên khoa học là Phalaenopsis sp.), thuộc họ lan Orchid Orchidaceae, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Philippines và Australia. Tại Việt Nam, lan Hồ điệp được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng vì loài lan này có hình dáng đẹp, đa dạng về màu sắc và đặc biệt lâu tàn nên rất thích hợp dùng làm quà tặng trong các dịp lễ, tết,.. Loài lan này trước đây đa phần được người bán nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc.. do vậy giá bán trên thị trường trước đây khá cao.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, đồng thời, do đây là loài hoa lan sinh trưởng phát triển tốt phù hợp với điều kiện khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh nên anh Nguyễn Công Lập đã mạnh dạn đầu tư trồng thử nghiệm lan Hồ điệp tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2019 với diện tích ban đầu 700 m2 tại xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè theo hướng công nghệ cao trong nhà màng có kiểm soát nhiệt độ, ẩm độ. Đến nay, anh đã mở rộng diện tích sản xuất lan Hồ điệp lên hơn 2.000 m2 trong nhà màng, sản lượng cung ứng ra thị trường bình quân 3.000 cây lan Hồ điệp thương phẩm/tháng và dự kiến trong thời gian tới anh sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Anh Lập cũng chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình sản xuất hoa lan tại Thành phố Hồ Chí Minh. Anh cho biết, đối với lan Hồ diệp việc sản xuất trong điều kiện nhà kính, nhà màng sẽ giúp cây được bảo vệ tốt tránh khỏi những bất lợi của thời tiết, dễ dàng kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm từ đó sẽ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Cụ thể:
- Về các giai đoạn phát triển của lan Hồ Điệp trong nhà màng: có thể chia thành các giai đoạn chính như sau: Giai đoạn cây con từ trong ống nghiệm trồng ngoài vườn (khoảng 6 tháng), giai đoạn cây trung (khoảng 6 tháng), giai đoạn cây trưởng thành (khoảng 6 tháng), giai đoạn xử lý ra hoa (khoảng 4 tháng). Sau mỗi giai đoạn trồng phải thay chậu và bổ sung thêm giá thể để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển. Kết thúc giai đoạn trưởng thành, nhà vườn gửi cây lên
Lâm Đồng để xử lý ra hoa. Sau khi lan Hồ Điệp ra phát hoa, cây sẽ được chuyển lại Thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ.

- Về ánh sáng: Để đảm bảo điều kiện ánh sáng phù hợp và tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên, nhà vườn sẽ lắp đặt 2 lớp lưới di động trên mái che. Buổi sáng ánh sáng nhẹ sử dụng một lớp lưới, buổi trưa nắng nhiều thì sử dụng hai lớp lưới.
- Về nhiệt độ và độ ẩm: Để duy trì nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, nhà vườn sử dụng bộ cảm biến nhiệt độ, ẩm độ và hệ thống quạt thông gió, nhiệt độ duy trì từ 30 - 32 0C, độ ẩm khoảng 70%. Khi tưới nước kết hợp bón phân cho cây.
- Về bón phân: Tùy vào giai đoạn của cây để bón liều lượng và loại phân phù hợp (bón phân NPK 30-10-10 khi cây còn nhỏ, cây trưởng thành dùng NPK 20-20-20. Khi cây nhú hoa bón phân NPK 6-30-30 để hoa to, bền và màu sắc tươi hơn).
- Về phòng trừ sâu bệnh: Nhà vườn đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ sâu bệnh hại ngay từ đầu vào, nhất là khâu chọn và xử lý giá thể, đồng thời việc trồng Lan Hồ Điệp trong nhà kính đã ngăn chặn sự xâm nhập của sâu bệnh hại từ môi trường bên ngoài. Do đó, không cần phun nhiều thuốc phòng trừ sâu bệnh hại trên vườn.
Mô hình trồng lan Hồ Điệp trong nhà màng của gia đình anh Nguyễn Công Lập là một trong những mô hình đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh trồng thương mại thành công lan Hồ Diệp, điều này đã mở thêm hướng đi mới cho nền nông nghiệp của Thành phố nhất là đối với các sản phẩm cây trồng chủ lực. Nhờ những đóng góp tích cực của anh trong việc góp phần phát triển nền nông nghiệp đô thị Thành phố, anh Nguyễn Công Lập được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng khen về công nhận có “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2023 theo Quyết định số 4720/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2023. Mô hình trồng hoa lan Hồ điệp ứng dụng công nghệ cao của anh Nguyễn Công Lập tại xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè sẽ là điểm nhấn kinh tế địa phương, giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hoa lan Hồ Điệp tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh lân cận.
 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI VƯỜN LAN CỦA ANH NGUYỄN CÔNG LẬP
 

Hình 1. Chậu cây giống lan Hồ điệp nuôi cấy mô chuẩn bị đưa ra vườn ươm
 



Hình 2. Nhà màng trồng lan Hồ điệp có áp dụng công nghệ cao về kiểm soát nhiệt độ, ẩm độ
 

Hình 3. Cây Lan Hồ điệp thương phẩm đang đóng thùng chuẩn bị đưa ra thị trường để tiêu thụ
 

Hình 4. anh Nguyễn Công Lập (ngoài cùng bên trái) đang giới thiệu cho cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về quy trình trồng và chăm sóc hoa lan Hồ điệp 

 
CHI CỤC TRƯỞNG


 
BAN BIÊN TẬP WEBSITE PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN NGƯỜI VIẾT


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,976,706
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây