Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

Thứ ba - 05/11/2019 03:06
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, hoàn thiện.
- Bước 3: Thẩm định và cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật (mẫu tại Phụ lục XXX ban hành theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
2. Cách thức thực hiện:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ số gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấp phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
(Mẫu quy định tại phụ lục XXIX, Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT);
b) Bản sao Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc BVTV của người điều khiển phương tiện hoặc áp tải hàng
(Bản sao và mang theo bn gc đ đi chiếu hoc bản sao chng thc).
c) Bản sao một trong các giấy tờ sau:

- Hợp đồng cung ứng;
- Hợp đồng vận chuyển thuốc BVTV;
- Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc BVTV;
- Bản kê khai vận chuyển hàng hóa của công ty (có xác nhận và dấu của công ty).
d) Lịch trình vận chuyển hàng hóa (có xác nhận và dấu của công ty)
4. Thời hạn giải quyết:
03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân).
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.
8. Phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu tại Phụ lục XXIX: Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
10.1 Người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
a) Người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng phải hiểu rõ tính chất nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật như: độc hại, dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn và phải biết xử lý sơ bộ khi sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm;
b) Người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ngoài các chứng chỉ về điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định hiện hành của Nhà nước còn phải có Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;
c) Người áp tải hàng hóa là thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật.
10.2 Bao bì, thùng chứa hoặc container chứa thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển
a) Phải được làm bằng các vật liệu dai, bền, ít thấm nước;
b) Phải dán hình đồ cảnh báo với hình đầu lâu, xương chéo màu đen trên nền trắng trong hình vuông đặt lệch và các hình đồ cảnh báo tương ứng với tính chất của thuốc bảo vệ thực vật được vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Thông tư này. Kích thước của hình đồ cảnh báo dán trên mỗi thùng đựng thuốc bảo vệ thực vật là 100 x 100 mi-li-mét (mm) và dán trên container là 250 x 250 mi-li-mét (mm);
c) Phải có báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, màu vàng cam, ở giữa ghi mã số Liên hợp quốc (UN), kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300 x 500 mi-li-mét (mm) theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư này, vị trí ở phía dưới hình đồ cảnh báo. Đối với bao bì và thùng chứa thuốc thì báo hiệu nguy hiểm có kích thước nhỏ hơn phù hợp với tỷ lệ với bao bì và thùng chứa nhưng phải đảm bảo nhìn rõ báo hiệu nguy hiểm.
10.3 Phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
a) Các phương tiện vận tải thông thường được các cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành để vận chuyển hàng hóa thì được chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.
b) Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau:
Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thuốc bảo vệ thực vật khi vận chuyển;
Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng đảm bảo không thấm nước trong quá trình vận chuyển;
Không dùng xe rơ móc để chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.
c) Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật được xếp cuối cùng của mỗi chuyến phà, nếu bến phà không có phà chuyên dùng cho loại hàng nguy hiểm.
d) Phương tiện chuyên chở các thùng chứa thuốc bảo vệ thực vật phải được dán hình đồ cảnh báo của loại nhóm hàng đang vận chuyển. Kích thước của hình đồ cảnh báo dán trên phương tiện là 500 x 500 mi-li-mét (mm). Vị trí dán hình đồ cảnh báo ở hai bên và phía sau phương tiện.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2. Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 6 năm 2018.
3. Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 01 năm 2019.
4. Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2015.
5. Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp; có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2021.
6. Quyết định số 4307/QĐ-BNN-BVTV ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật; có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 10 năm 2016.
7. Quyết định số 2845/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2020 của Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2020.
8. Quyết định số 3279/QĐ-BNN-VP ngày 22/7/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung mức phí, lệ phí lĩnh vực Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Trồng trọt, Thú y, Nông nghiệp, Thủy sản, Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Quyết định số 3812/QĐ-UBND ngày 08/11/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc công bố danh mục hành chính lĩnh vực Trồng trọt, Bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,911,039
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây