Bệnh khô đọt thối trái

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

  Triệu chứng

- Trên cành, vỏ cây có những đốm màu tối, vết bệnh lan dần và lây lên cành non và lá, sau đó lây sang trái giai đoạn sau thu hoạch.

- Lá bệnh biến màu nâu, bìa lá khô cuốn lên trên. Bệnh làm cành khô chết.

- Bệnh đặc biệt quan trọng trên trái. Trên trái, bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn sau thu hoạch, vết bệnh từ phía cuống trái lan dần xuống làm thối nát cả trái. Vết thối mềm và lây lan khá nhanh, nhất là trong môi trường nóng ẩm.

  Tác nhân

Bệnh do nấm Diplodia natalensis gây ra.

  Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh

- Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa, nhiệt độ thích hợp từ 28 – 300C, và ẩm độ không khí cao trên 80%.

- Bệnh có thể phát sinh phát triển trong quá trình ghép mắt, ghép cành do mắt ghép, cành ghép bị nhiễm bệnh hoặc dụng cụ ghép nhiễm bệnh.

  Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng thuốc phòng trừ bệnh thán thư cũng hạn chế được bệnh này.

- Tỉa cành kết hợp tỉa các bộ phận bị bệnh để tiêu hủy.

- Chọn mắt ghép và gốc ghép sạch bệnh, vệ sinh dụng cụ ghép.

- Đối với bệnh trên trái phòng trừ bằng Manzate,Tilt, Carban, Topsin-M...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,848,662
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây