Phòng ngừa châu chấu sa mạc

Thứ sáu - 24/04/2020 00:27
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng khu vực biên giới giữa Tây Tạng, Pakistan, Ấn Độ và Nepal là những điểm bùng phát nạn dịch châu chấu. Trong thời gian tới, đàn châu chấu có thể di cư đến các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây qua bán đảo Đông Nam Á.
Hiện nay, dịch châu chấu sa mạc chưa xâm nhập vào Trung Quốc do Ấn Độ đã dập được dịch. Mặt khác, dãy núi Himalaya với độ cao và nhiệt độ thấp không khí lạnh cũng không thuận lợi để di cư vì chúng thích hợp với nơi có nhiệt độ cao và độ ẩm không khí thấp.
Dự kiến vào khoảng tháng 6 năm 2020, do nền nhiệt độ cao và hướng gió phù hợp, dịch châu chấu có thể xâm nhập và Việt Nam (theo nhận định của FAO và Trung Quốc). Trước tình hình trên, Việt Nam lên kế hoạch ứng phó dịch châu chấu và sử dụng nhiều biện pháp để dập dịch nếu có xảy ra.
Đặc điểm châu chấu sa mạc
Châu chấu sa mạc (tên khoa học Schistocerca gregaria) làm một loài châu chấu thuộc Phân bộ châu chấu, là loài phá hoại sản xuất nông nghiệp ở châu PhiTrung Đôngchâu Á trong nhiều thế kỷ. Khi điều kiện thức ăn khan hiếm, chúng sẽ tạo thành một tập tính tập trung thành các đàn lớn để di chuyển, có thể bay xa 150km/ngày, và bay ở độ cao dưới 2.000 m so với mực nước biển.
Hình 1. Châu châu sa mạc Schistocerca gregaria
Châu chấu sa mạc là một trong những loài côn trùng gây hại di cư có sức tàn phá thực vật lớn nhất, nguy hiểm nhất. "Chúng là loài côn trùng gây hại đa thực, ăn bất kỳ loại cây xanh nào mà chúng bắt gặp như cây trồng, đồng cỏ, cỏ khô và ăn tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây như chồi non, hoa, lá, hạt, vỏ cây, thân cây".
Mỗi con châu chấu sa mạc trưởng thành tiêu thụ bình quân 200mg chất xanh/ngày. Trong khi đó, mật độ phân bố một đàn có thể lên tới 150 triệu con/km2, ước tính quy mô đàn châu chấu 01km2 có thể tiêu thụ lượng thức ăn 01 ngày tương đương lượng thức ăn của 35.000 người. (TS. Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật, năm 2020).
Hình 2. Khả năng tiêu thụ của châu chấu sa mạc – Đồ họa: T.ĐẠT

Biện pháp phòng chống châu chấu sa mạc
- Theo dõi và cập nhật tình hình về châu chấu sa mạc, các cảnh báo về hướng di chuyển châu chấu sa mạc của Cục Bảo vệ thực vật.
- Nguyên tắc phòng chống dịch: Khi đàn châu chấu mới xâm nhập là đàn châu chấu trưởng thành, di chuyển nhanh và gây hại mạnh nên áp dụng biện pháp phun bao vây bằng máy bay, nhất là các khu vực xa khu dân cư, chuồng trại, nguồn nước. Những diện tích còn lại huy động nhân lực, các loại bình phun, máy phun để phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Trường hợp châu chấu xâm nhập rồi đẻ trứng thì ta nên xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật (sinh học hoặc hóa học) lúc châu chấu mới nở hoặc còn non, chưa bay nhảy mạnh.
Việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ châu chấu cần tra cứu trong danh mục thuốc BVTV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, một số loại thuốc có thể phòng trừ châu chấu như: Lufen extra 100EC, Anvado 100WP, Nerotox 95WP, Victory 585EC, Babsac 750EC…
 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,216,466
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây