DỰ BÁO SÂU BỆNH TỪ NGÀY 1-7/8

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

1.    1.     TRÊN LÚA

Các tỉnh phía bắc

-          Sâu non tuổi lớn hại nhẹ, diện hẹp giai đoạn đẻ nhánh rộ - phân hóa đòng.

-          Rầy nâu – rầy lưng trắng tăng mật độ hại diện hẹp trên lúa mùa cực sớm – chính vụ và trên các giống nhiễm.

-          Sâu đục thân 2 chấm trưởng thành lúa 4 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng.

-          Chuột, châu chấu tre, bệnh khô vằn, đạo ôn, bạc lá đốm sọc vi khuẩn… tiếp tục hại.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ

-          Sâu non lữa 5 hại trên lúa HT giai đoạn làm đòng, lúa mùa hại giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái. Mật độ, diện tích nhiễm giảm dần, dự kiến trưởng thành từ ngày 30/7 – 5/8.

-          Rầy nâu, rầy lưng trắng xu hướng tăng trên lúa HT giai đoạn đòng trỗ và trên lúa mùa giai đợn đứng cái.

-          Bệnh lùn sọc đen tiếp tục phát sinh gây hại, xu hướng tăng chậm. Các bệnh khô vần, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, lem lép hạt gây hại tăng.

-          Các bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, lem lép hạt gây hại tăng.

-          Chuột hại tăng trên lúa đẻ nhánh – làm đòng, chân ruộng gần mương máng, gò bãi.

-          Sâu đục thân, nhện gié, bệnh sinh lý.. phát sinh gây hại – trung bình.

Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

-          Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lem lép hạt, khô vằn, đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bệnh chết cây lúa, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân… gây hại trên lúa HT giai đoạn đòng trỗ - chín. Khả năng thời gian tới gây hại diện rộng trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chắc xanh.

-          Bọ trĩ, sâu, đốm nâu, nghẹt rễ… hại nhẹ trên lúa vụ 3 giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

-          Bênh đạo ôn lá phát sinh hại cục bộ trên lúa HT và lúa rẫy giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng.

-          Chuột hại cục bộ các trà lúa; ốc bươu vàng gây hại cục bộ trên lúa giao sạ muộn.

Các tỉnh phía Nam

-          Dự kiến tuần tớ rầy nâu phổ biến tuổi 4 – 5 gây hại nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh. Có thể nhiễm năng cục bộ trên lúa giai đoạn đòng- trỗ.

-          Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tăng nhẹ, xuất hiện trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng.

-          Bệnh đạo ôn: Lúa HT đang thu hoạch rộ nên diện tích nhiễm sẽ giảm mạnh trên lúa TĐ – mùa cần theo dõi phát hiện và phòng trừ  ngay giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ.

2.      2.   TRÊN CÂY TRỒNG KHÁC

-          Trên rau: Sâu tơ, bọ nhả, sâu xanh, sau khoanh, rệp… gây hại chủ yếu trên rau ăn lá; sâu đục thân quả, nhện đỏ, bệnh héo xanh bênh thán thư… hại chủ yếu trên cây họ cà.

-          Trên cây ngô: Sâu xanh, sâu đục thân, bệnh khô vằn, đốm lá… phá sinh gây hại nhẹ.

-          Cây hồ tiêu: tuyến trùng rễ giảm nhẹ bệnh chết nhanh, chết chậm.. xu hướng tăng.

-          Cây cà phê: Rệp sáp, bệnh khô cành, gỉ sát, thán thư… xu hướng giảm.

-          Cây thanh long: bệnh đốm nâu tăng nhẹ diện tích nhiễm.

-          Cây điều: bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại điều tăng nhẹ diện tích gây hại.

-          Cây săn: bệnh khảm lá sắn tiếp tục phát sinh và gây hại; diện tích nhiễm tăng. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,383,441
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây