Bệnh thối đen trên cây dứa

Thứ ba - 05/11/2019 03:06
 
 
 
 
 Triệu chứng gây hại
- Trên thân chồi giống: bệnh gây thối đen thân chồi, nấm bệnh xâm nhập vào thân chồi dứa qua vết th­ương khi tách chồi và trong quá trình bảo quản, vận chuyển chồi giống từ nơi này qua nơi khác. Vết bệnh lúc đầu là các chấm màu vàng, phát triển lan rộng dần làm thối toàn bộ thân chồi hay gốc chồi giống, vết thối chuyển thành màu đen.
- Trên quả: Nấm bệnh xâm nhập vào quả thời kỳ quả mới hình thành thông qua nhị hoa của quả đơn khô đi và thời kỳ quả chín thông qua vết th­ơng do côn trùng, vết cắt khi thu hoạch quả hay do các nguyên nhân khác. Nấm ăn sâu vào trong thịt quả gây thối từng đám hoặc toàn bộ quả làm cho quả nhũn mềm, chảy n­ước, các mô thịt quả rời rã ra từng phần, vết thối lúc đầu có màu nâu xám sau chuyển thành màu đen.
- Trên lá: Nấm bệnh nấm xâm nhập vào lá qua vết thư­ơng trên lá, vết bệnh có dạng hình tròn hoặc hơi tròn, đư­ờng kính vết bệnh khoảng 0,5-1 cm, màu trắng nhờ, hơi lõm. Trên lá thư­ờng có một vài vết đến vài chục vết, những vết bệnh nằm gần nhau liên kết lại thành vết lớn hơn có đ­ường kính tới vài centimet.
 Tác nhân gây bệnh
 Bệnh do nấm Thielaviopsis paradoxa gây ra
 Đặc điểm phát sinh phát triển

- Bệnh phát sinh gây hại trong các tháng thời tiết nóng oi bức, có mư­a nhiều ẩm độ cao từ tháng 5 đến tháng 9. Thời gian này nếu tách chồi, bó chồi và xếp đống thân chồi bị thối hàng loạt. Quả thu hoạch gây xây sát và để dính đất, xếp đống thì chỉ sâu 2-3 ngày sẽ thấy nhiều quả bị thối chảy nư­ớc. Cây dứa do gió mạnh hoặc m­ưa đá làm lá bị xây sát tổn th­ương, nấm bệnh xâm nhiễm gây hại làm lá có nhiều vết đốm trắng trên phiến lá.

- Các giống dứa có bản lá rộng, mỏng và mềm dễ bị nhiễm bệnh hơn các giống dứa có phiến lá nhỏ, dày và cứng.

 Biện pháp phòng trừ

- Không lấy chồi giống vào các ngày mưa nóng. Chồi giống sau khi tách khỏi cây mẹ, bó thành bó và dựng ngược dưới nắng để nhanh khô vết thương ở gốc chồi, không xếp chồi chồng lên nhau

- Khi thu hái quả phải nhẹ nhàng tránh làm dập hoặc xây sát quả; Không tổ chức thu hái quả vào những lúc mư­a trong mùa hè; Không để đất bám dính vào quả nhất là vào vết cắt trên cuống quả.

- Sau thu hoạch quả không nên để dứa thành các đống lớn, xếp và vận chuyển cần nhẹ nhàng, nhất là đối với quả dứa cayene.

- Khi vận chuyển dứa đi xa, thời gian dài từ 2 – 3 ngày cần nhúng quả vào dung dịch Benomyl trong vòng 5 giờ tính từ lúc hái (pha 400 gr thuốc Benomyl trong 100 lit nư­ớc)./.

Triệu chứng bệnh thối đen trên cây dứa 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,908,114
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây