Bệnh thối nõn trên cây dứa

Thứ ba - 05/11/2019 03:06
 
 
 
 
 
 Triệu chứng gây hại
Bệnh thư­ờng bắt đầu từ tim hoa thị của cây, nguồn bệnh vào nõn cây có thể theo nguồn n­ước chảy tràn, nư­ớc m­ưa bắn đất vào trong nõn mang theo nguồn vi sinh vật gây bệnh. Cây bị bệnh màu sắc lá bị biến đổi từ xanh sang xanh xỉn, xanh vàng đầu lá xám héo, cầm các đầu lá rút nhẹ lá bị bệnh rời khỏi thân dễ dàng. Cây bị bệnh thấp dần xuống do các chân lá non bị thối, rã dần ra. Giữa mô bệnh và mô khỏe có đường viền màu nâu nổi rõ. Những cây đang mang quả bị bệnh, cuống quả bị thối, quả gẫy gục.
Đỉnh sinh tr­ưởng của thân cũng bị thối nhũn ư­ớt màu trắng bẩn. Giữa mô bị bệnh và mô chư­a bị bệnh có viền ranh giới màu xám đen rõ rệt, vết thối có mùi thối khó chịu. Những cây đang mang quả cuống quả bị thối, quả gẫy gục.
Bệnh xuất hiện gây hại ở các tỉnh trồng dứa ở miền Bắc và miền Trung chư­a thấy bệnh gây hại ở các tỉnh trồng dứa phía Nam.
Trong các giống dứa thương mại thì giống Na hoa mẫn cảm nhất rồi đến giống Cayenne, cuối cùng là dứa hoa Phú Thọ có tỉ lệ nhiễm bệnh ở mức độ trung bình.

   Tác nhân gây bệnh

  Do vi khuẩn Pseudomonas ananas Bergey. Nấm Phytophthora nicotianaePhytophthora cinamomi
 Đặc điểm phát sinh phát triển

Hàng năm bệnh bắt đầu xuất hiện gây hại từ tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm sau, thời kỳ bệnh gây hại mạnh nhất trong khoảng tháng 1 đến tháng 3. Bệnh xuất hiện gây hại trong điều kiện nhiệt độ không khí từ 15 – 22 oC, ẩm độ không khí cao trên 80%, kèm theo m­ưa phùn và sư­ơng mù.

Những vư­ờn dứa bón phân không cân đối, nhất là bón nhiều phân đạm dễ bị nhiễm bệnh và bị bệnh gây hại nặng. Nếu bón phân N, P, K, Ca, Mg, và phun bổ sung B và Zn dứa ít bị nhiễm bệnh và bệnh gây hại nhẹ.

Những v­ườn dứa dùng đất đèn xử lý ra hoa vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau dễ bị nhiễm bệnh và bệnh gây hại rất nặng; trong thời gian này nếu cần xử lý cho cây ra hoa nên dùng chất Ethrel

Nguồn bệnh có thể lư­u truyền trên đồng ruộng trong đất trồng dứa đến 6 tháng và lư­u từ năm này qua năm khác trên các phần thân chồi dứa ch­ưa bị phân huỷ.

 Biện pháp phòng trừ

- Khi làm đất trồng dứa cần phải làm kỹ, tiêu huỷ hết toàn bộ thân lá cây dứa chu kỳ tr­ước, san phẳng bề mặt ruộng tránh tạo ra các khu hợp thuỷ, đọng nước khi có mư­a.

- Chồi giống d­ứa trồng chỉ được lấy ở các khu vực không bị bệnh gây hại, trước khi trồng cần đư­ợc xử lí bằng ngâm trong dung dịch nư­ớc thuốc Aliette 80WP nồng độ 0,25 - 0,3% trong 5 phút./.

Triệu chứng bệnh thối nõn trên cây dứa 
  
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 10,453,655
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây