Bệnh vàng lá

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

  Triệu chứng

Lá: Trên cây bị bệnh phiến lá hẹp và nhọn như hình tai thỏ, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn xanh, người ta thường gọi vàng lá gân xanh.

Trái: Cây ra hoa nhiều đợt, có thể trên cùng một nhánh cây vừa mang trái vừa có hoa. Trái nhỏ hơn bình thường, méo mó, khi bổ dọc trái ra thì tâm trái bị lệch hẳn sang một bên, trái chín ngược. Trên trái bị bệnh hạt thường bị thui đi, có màu nâu.

Rễ: khi bị bệnh hệ thống rễ cây cũng bị thối nhiều, đa số những rễ tơ bị mất đi chỉ còn lại hệ thống rễ chính, thậm chí rễ chính cũng thối.

Các triệu chứng trên xuất hiện từng cành, từng cây trên vườn, cũng có khi xuất hiện trên cả vườn. Sự kết hợp giữa các triệu chứng trên với việc xuất hiện của rầy chổng cánh Diaphorina citri trên vườn là cần thiết cho xác định bệnh vàng lá Greening.

  Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh: Là vi khuẩn Gram âm sống trong mạch dẫn của cây. Ngoài cây có múi, vi khuẩn này có thể sống và nhân số lượng trong một số cây khác như cây dừa cạn và dây tơ hồng.

  Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh

- Khả năng lây truyền bệnh vàng lá gân xanh phụ thuộc vào nguồn cây bệnh, mật số rầy chổng cánh, thông qua mắt tháp. Quýt đường là cây mẫn cảm bệnh hơn so với cam mật.

- Ở các vườn trồng dày, bị bệnh nặng.

- Trong thực tế chưa có giống cam quýt nào có khả năng kháng bệnh vàng lá gân xanh và chưa có hóa chất nào phòng trừ hữu hiệu bệnh này.

  Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng biện pháp phòng trừ đồng bộ và diện rộng trong vùng mới đạt hiệu quả cao.

- Cách ly nguồn nhiễm bệnh: vườn trồng cam quýt nhất thiết phải có đê bao và cây chắn gió (như mù u, bình linh, xoài, gòn…) để tránh rầy chổng cánh xâm nhập.

- Trồng cây giống khỏe, sạch bệnh.

- Trồng với mật độ hợp lý tránh giao tán.

- Tạo tán, tỉa cành tạo vườn thông thoáng.

- Loại bỏ cây nhiễm bệnh, kiểm soát và phòng trừ rầy trên vườn và trên các cây ký chủ.

- Diệt rầy chổng cánh bằng biện pháp phun thuốc hóa học định kỳ để bảo vệ các đợt lá non vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng.

- Phun thuốc Buprofezin (Applaud…), Isoprocarb (Mipcide…), Fenobucarb (Bassan…), Cypermethrin (nếu không sử dụng được biện pháp dùng thiên địch một cách có hiệu quả).

- Sử dụng thiên địch diệt rầy chổng cánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,861,025
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây