Rầy chổng cánh

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

  Triệu chứng gây hại

Rầy chổng cánh là loại sâu hại phổ biến trên cây họ cam quýt và là một trong những loại sâu hại nguy hiểm vì truyền bệnh vàng lá Greening.

Ấu trùng và thành trùng chích hút dinh dưỡng của lá và đọt non làm cho đọt non lụi dần, sần sùi, lá non bị hại phiến lá nhỏ và xoăn.

  Đặc điểm hình thái

- Trưởng thành là 1 loài rầy nhỏ, có thân dài 2-3 mm, toàn thân màu xám tro, hơi phớt màu xanh, cánh màu trong đục có nhiều đốm nâu nhỏ.

- Trứng hình bầu dục, dài 0,3 mm, có 1 đầu nhọn và được đính thẳng vào mặt lá, nách lá.

- Ấu trùng hình bầu dục dẹp, màu xanh lục ngả màu vàng ở các tuổi nhỏ. Ấu trùng tuổi 5 có màu nâu vàng và 2 mầm cánh nhỏ.

  Đặc điểm sinh học và sinh thái

* Vòng đời:

- Trứng: 4-6 ngày

- Sâu non: 12-20 ngày

- Trưởng thành: Có thể sống trên 8 tuần.

Sau khi hóa trưởng thành 4-5 ngày thì bắt đầu giao phối và đẻ. Trứng được đẻ thành từng cụm trên các đọt non. Một con cái đẻ khoảng 200-800 quả trứng.

Trưởng thành thường chích hút trên các lá non, bánh tẻ hoặc dọc theo gân lá. Khi ăn, cánh của chúng thường xếp trên lưng, phần bụng như hình mái nhà, đầu chúc xuống, phần cuối bụng chổng lên cao tạo thành 1 góc 30-400 so với bề mặt lá. Trưởng thành thường bị hấp dẫn bởi màu vàng và màu nâu.

Những cây ra lộc quanh năm thưòng bị gây hại nặng. Nhiệt độ thích hợp cho rầy chổng cánh phát sinh và gây hại là 28-300C, ẩm độ 80-85 %.

  Thiên địch của rầy chổng cánh

Thiên địch bắt mồi gồm các loài: kiến vàng Oecophylla smaragdina, bọ rùa, nhện... Thiên địch ký sinh gồm các loài ong trong họ EulopidaeEncyrtidae ký sinh rầy non, nấm tua ký sinh rầy trưởng thành.

  Biện pháp phòng trừ

- Không nên trồng các cây cảnh thuộc họ cam quýt gần các vườn cam quýt.

- Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt lộc ra tập trung để hạn chế sự phát triển và gây hại của rầy chổng cánh.

- Nhổ bỏ những cây bị bệnh vàng lá Greening trong vườn đem tiêu hủy để giảm nguồn bệnh lây lan sang những cây khỏe.

- Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch trong vườn phát triển.

- Phun thuốc khi cây ra đọt non tập trung, có thể dùng các loại thuốc: Trebon, Actara, dầu DC- Tron Plus, Isoprocarb (Mipcide), Buprofezin (Applaud), Isoprocarb (Bassa ...).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,912,746
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây