Rệp sáp

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

  Triệu chứng

Đây là loại côn trùng đa ký chủ, loài này được ghi nhận trên nhiều loại cây ăn trái ở các tỉnh phía Nam. Rệp non và trưởng thành tập trung gây hại trên trái non và trái chín, mật độ cao có thể làm trái phát triển chậm và rụng sớm.

  Đặc điểm hình thái

- Trưởng thành rệp sáp không di động, bên ngoài cơ thể có lớp sáp trắng bao bọc.

- Trứng hình bầu dục, nhỏ, đẻ thành ổ, bên ngoài có lớp phấn trắng.

- Ấu trùng có cơ thể rất nhỏ khoảng 1 mm, hình bầu dục, màu hồng, có chân và có thể di chuyển.

  Đặc điểm sinh học và sinh thái

* Vòng đời: 25-35 ngày.

Rệp phát sinh nhiều trong mùa nắng. Trên nhãn rệp gây hại từ khi trái non đến khi chín, loài này không gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất trái, tuy nhiên khi gây hại nặng làm trái phát triển kém. Ngoài ra còn tiết ra chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của trái, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của trái .

  Thiên địch

Trong tự nhiên rệp sáp có nhiều loài thiên địch ăn thịt và nấm ký sinh, do đó cần tạo điều kiện thuận lợi cho các loài này phát triển để hạn chế mật độ rệp sáp.

  Biện pháp phòng trừ

- Thu hái những trái bị hại nặng đem tiêu hủy.

- Dùng các loại thuốc để phun trừ như Supracide, Lannate, Pyrinex, Fenbis, Vidithoate...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 10,813,283
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây