Rệp sáp phấn

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

  Triệu chứng

Rệp sáp phấn gây hại trên xoài và nhiều loại cây trồng khác. Rệp sáp phấn bám vào lá, hoa và cuống trái để hút dịch làm lá vàng, hoa rụng và trái phát triển kém, nếu bị hại nặng trái sẽ bị rụng. Ngoài ra rệp còn gây hại trên rễ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

  Đặc điểm hình thái

Trưởng thành không cánh, dài 3-3,5 mm. rìa mỗi bên cơ thể có các sợi tua sáp trắng, phần đuôi cũng có một đôi tua trắng. Cơ thể phủ đầy chất sáp như phấn.

  Đặc điểm sinh học và sinh thái

Cả rệp trưởng thành và rệp non đều chích hút nhựa rễ, lá, hoa, trái. Vào giai đoạn trái non, nếu mật số rệp sáp cao, trái sẽ bị rụng. Bên cạnh đó mật ngọt do rệp tiết ra sẽ giúp nấm bồ hóng phát triển, làm lá và vỏ trái bị đen, ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của trái. Vòng đời rệp 5-6 tuần.

  Thiên địch của rệp sáp phấn

Gồm nhiều loài bọ rùa và ong ký sinh.

  Biện pháp phòng trừ

- Phun nước vào trái để rửa trôi rệp sáp trên trái.

- Tỉa bỏ những trái bị nhiễm ở giai đoạn đầu.

- Tránh trồng xen với những loại cây dễ bị rệp sáp như măng cụt, cà phê.

- Phun thuốc Pyrinex, Supracide, Basudin, Sagolex, Vidithoate, dầu khoáng D-C Tron Plus... khi mật độ cao.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,864,953
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây