Triệu chứng
Sâu gây hại trên nhãn, vải. Đây là loài gây hại quan trọng trên nhãn ở một số tỉnh ĐBSCL.
Lá không phát triển hoặc bị méo mó, lá bị cháy trông triệu chứng giống như lá bệnh. Khi bị gây hại có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển các đợt lộc, đối với hoa có thể làm rụng hoa, rụng trái.
Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành cơ thể màu nâu, chiều dài thân khoảng 2,7-2,8 mm, chiều dài sải cánh 8-9 mm. Trên cặp cánh trước có một đốm màu vàng sáng hiện diện trên chóp cánh. Rìa cánh trước và cánh sau có hàng lông dài, đen rất mịn. Cánh sau rất hẹp. Chân dài, mỏng mảnh. Râu đầu dài, hướng về phía trước khi ở trạng thái nghỉ.
- Sâu non dài 5 mm, màu xanh nhạt. Nhộng lúc đầu màu xanh nhạt, khi sắp vũ hóa chuyển sang màu vàng nâu.
Đặc điểm sinh học và sinh thái
* Vòng đời:
- Trứng: 2-3 ngày
- Sâu non: 14-15 ngày
- Nhộng: 6-7 ngày
- Trưởng thành: 5-7 ngày. Trứng được đẻ rải rác trên lá non, gần gân chính. Ấu trùng mới nở thường tấn công và đục vào phần gân chính của lá còn non.
Khi mật số cao, toàn bộ chồi non trên cây đều bị nhiễm từ đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và ra hoa của cây. Sau khi phát triển đầy đủ, ấu trùng chui ra khỏi gân lá, nhả tơ kết thành một lớp màng trắng đục, hình hơi tròn hoặc bầu dục trên lá và hóa nhộng phía dưới lớp màng trắng này.
Thiên địch của sâu đục gân lá nhãn
Có rất nhiều loài ong ký sinh.
Biện pháp phòng trừ
- Tỉa cành để các đợt ra cành tập trung.
- Tạo điều kiện cho ong kí sinh phát triển.
- Phun thuốc sớm khi cây vừa ra đọt non, có thể dùng các loại thuốc như Fenbis, Polytrin, Hopsan, Cypermethrin (Cyperin …).
Ý kiến bạn đọc