Sâu đục thân cành

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

  Triệu chứng

Cho đến nay, loài này chỉ được ghi nhận trên cây xoài. Rất khó phát hiện triệu chứng gây hại do trong quá trình ăn phá bên trong thân cây, ấu trùng không thải phân ra ngoài, thường chỉ phát hiện thấy qua các lỗ đục trên thân cành, thân cành bị hại héo khô và có thể chết. Trong quá trình ăn phá, ấu trùng đục những đường hầm trong thân và cành cây.

  Đặc điểm hình thái

- Ấu trùng có cơ thể dài, màu trắng sữa. Ngực phát triển, đầu rất nhỏ so với ngực, không chân.

- Giai đoạn nhộng cũng được tiến hành trong cây, nhộng được bao bọc bởi một cái kén trắng to.

- Thành trùng có râu cứng, rất dài. Cơ thể dài 17-30 mm, phủ lông màu xám rất nhỏ, màu đỏ nâu.

  Đặc điểm sinh học và sinh thái

- Thành trùng hoạt động chủ yếu về đêm.

- Trứng được đẻ thành từng trứng một trong các khe nứt hoặc các vết thương trên vỏ cây. Sau khi nở ấu trùng sẽ đào hầm vào phần mô mềm dưới vỏ cây để ăn phá và phát triển. Trong một cây có thể có nhiều con gây hại cùng một lúc, nếu mật số cao, cành và ngay cả cây có thể bị chết.

Chưa ghi nhận về vòng đời của loài này.

  Biện pháp phòng trừ

- Loại bỏ những cành bị nhiễm.

- Khi phát hiện lỗ đục, cần đục khoét lỗ đục để diệt nhộng và ấu trùng.

- Khi phát hiện thành trùng rộ dùng các loại thuốc như Pyrinex, Regent để trừ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,355,204
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây