Bệnh vàng lùn - lúa cỏ

Thứ ba - 05/11/2019 03:06




Triệu chứng

- Triệu chứng vàng lùn: lá lúa từ màu xanh nhạt chuyển dần sang màu vàng nhạt, vàng da cam rồi vàng khô. Vị trí các lá bị vàng lan dần từ các lá bên dưới lên các lá phía trên. Vết vàng trên lá xuất hiện từ chóp lá, lan dần vào phía bẹ lá. Tất cả các lá bị bệnh có xu hướng xoè ngang. Các chồi lúa bị bệnh giảm chiều cao và bệnh cũng làm giảm số chồi trên bụi lúa mắc bệnh. Quần thể ruộng lúa bị bệnh ngả màu vàng, chiều cao cây lúa không đồng đều.

A: r uộng lúa bệnh ngả màu vàng

B: chiều cao cây không đồng đều

Triệu chứng lúa cỏ: bụi lúa lùn, cho ra nhiều chồi mọc thẳng, có dạng giống như bụi cỏ. Lá lúa ngắn, hẹp, màu xanh vàng hoặc màu vàng cam. Tại các lá non có nhiều đốm gỉ sắt hoặc màu vàng đỏ. Khi trỗ thường không có gié hoặc gié có hạt lép.


A: cây bị lùn, mọc nhiều chồi, bộ rễ bình thường

B: lá ngắn, hẹp, cứng màu xanh vàng hoặc vàng cam (C)

D: lá non có nhiều đốm gỉ sắt hoặc màu vàng đỏ

Tác nhân

Bệnh vàng lùn do virus Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra. Virus này xâm nhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là Rầy nâu ( Nilaparvata lugens). Bệnh có thể làm giảm năng suất lúa trên những giống mẫn cảm và khi mật độ rầy trên ruộng cao.

Rầy nâu truyền virus gây bệnh từ cây này sang cây khác, từ ruộng này sang ruộng khác. Rầy có khả năng truyền bệnh trong suốt quá trình sống của nó sau khi tiếp nhận mầm bệnh khoảng 1 giờ.

Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh

 

- Triệu chứng bệnh xuất hiện khoảng 30 ngày sau khi nhiễm bệnh.

- Thời gian ủ bệnh khoảng 20 ngày.

- Bệnh vàng lùn được truyền qua ấu trùng và thành trùng của rầy nâu. Không truyền qua trứng rầy. Không lây qua giống, nguồn nước và đất.

- Thời gian lưu tồn bệnh vàng lùn: 3 – 30 ngày.

Biện pháp phòng trừ

1. Quản lý rầy nâu vì rầy nâu chính là nguồn lây lan bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

- Thăm đồng thường xuyên để phát hiện rầy thật sớm.

- Khi phát hiện có rầy nâu cánh dài ở giai đoạn mạ với mật độ từ 7 - 10con/tép thì cần phun thuốc trừ rầy ngay vì đây là rầy mới di chuyển đến và khả năng rầy mang mầm bệnh là rất cao.

- Khi cây lúa còn ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, nếu phát hiện cây bị bệnh thì phải nhổ bỏ ngay hay cày vùi huỷ bỏ toàn bộ ruộng lúa để tránh lây lan vì cây lúa không thể phục hồi cho dù tiếp tục được đầu tư thêm phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, hay bơm nước vào.

- Dùng giống kháng rầy. Những giống lúa có khả năng kháng rầy tốt và có năng suất, chất lượng cao như OMCS2000, OM4498, OM576...

- Dùng các loại thuốc trừ rầy nâu như Butyl 10 WP, Butyl 40 WDG, Chess 50 WG, Actara 25 WG, Applaud 10 WP…

2. Kiểm soát virus: sự phát triển và lây truyền bệnh virus tùy thuộc vào số lượng cây mang nguồn bệnh, số lượng và sự hoạt động của côn trùng truyền bệnh, sự mẫn cảm của giống lúa với virus, với côn trùng truyền bệnh và thời tiết.

- Ngăn chặn bệnh suốt thời kỳ đầu của giai đoạn sinh trưởng bằng cách nhổ bỏ những cây lúa bị bệnh, cỏ dại trong ruộng, trên bờ và xung quanh ruộng.

- Ở những vùng vừa có dịch bệnh virus xảy ra: cày lật gốc rạ ngay sau khi thu hoạch./.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 10,707,452
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây