Bọ xít dùng vòi chích hút chỗ tiếp giáp của 2 vỏ trấu để hút chất sữa làm hạt lép hoặc lửng.
Đặc điểm hình thái
Bọ xít trưởng thành có cánh màu nâu vàng, mình thon mảnh, chân dài, râu dài, có mùi hôi.
Trứng màu nâu đen, đẻ thành ổ 1-2 hàng dài dọc trên lá lúa, bẹ lúa hoặc bông lúa, mỗi ổ từ 10-20 trứng, sau khi nở phần trên quả trứng có một lỗ nhỏ.
Bọ xít non hình dạng giống trưởng thành, đuôi nhọn, màu xanh lá mạ, không có cánh.
Không có giai đoạn nhộng.
Đặc điểm sinh học và sinh thái
* Vòng đời: 25-30 ngày
- Bọ non: 17-20 ngày
- Bọ trưởng thành:có thể sống hàng tháng.
Bọ trưởng thành hoạt động mạnh vào lúa xế chiều và sáng sớm, ban ngày trời nắng ẩn núp trong lùm cỏ, tán cây. Ban đêm có vào đèn nhưng không nhiều. Mỗi con cái có thể đẻ hàng trăm trứng.
Bọ xít xuất hiện và phá hại vào giai đoạn lúa trỗ đến ngậm sữa. Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều thích phát triển. Trà lúa đầu tiên thường bị bọ xít gây hại, khi lúa trỗ đại trà bọ xít phân tán nên ít hợp cho bọ xít gây hại hơn. Đặc biệt những ruộng trỗ muộn so với các ruộng khác trong cánh đồng thường bị hại nặng.
Biện pháp phòng trừ
- Diệt lúa chét, cỏ dại trên ruộng.
- Gieo cấy lúa đồng loạt trên một cánh đồng. Không gieo cấy quá sớm hoặc quá muộn so với chính vụ.
- Dùng ánh sáng đèn hoặc lửa để thu hút bọ xít bay vào chết. Dùng lưới kéo trên mặt ruộng để bắt bọ xít. Dùng xác bọ xít giã ra pha với nước xịt trên ruộng để xua đuổi.
- Dùng thuốc phun khi mật số cao. Các loại thuốc trừ sâu thông thường đều có thể diệt được bọ xít. Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc xế chiều.
Ý kiến bạn đọc