Rầy nâu

Thứ ba - 05/11/2019 03:06



Ký chủ

Lúa, lúa hoang, cỏ lồng vực, cỏ gối.

 

Triệu chứng

Rầy nâu dùng vòi để chích hút nhựa cây làm cho cây lúa bị khô héo. Khi rầy nâu chích vào lúa, chúng để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng, cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng làm thân, lá bị khô héo. Mật độ cao gây ra hiện tượng cháy rầy.


Đặc điểm hình thái

Trưởng thành màu nâu có 2 dạng cánh: Cánh dài phủ kín bụng (h.1) và cánh ngắn phủ khoảng 2/3 thân (h.4). Hai dạng cánh này đơn thuần là sự biến đổi về hình thái, thể hiện điều kiện môi trường thuận lợi nhiều hay ít. Nếu môi trường bình thường sẽ xuất hiện cánh dài với tỉ lệ đực cái là 1:1, còn trong điều kiện môi trường thuận lợi thì xuất hiện rầy cánh ngắn với tỉ lệ đực cái là 1:3.

Trứng hình bầu dục cong, một đầu to, một đầu nhỏ có nắp đậy, trong suốt. Trứng được đẻ trong bẹ lá hoặc gân lá (h.2).

Ấu trùng có 5 tuổi, mới nở màu trắng ngà sau thành vàng nâu, thân hình tròn, dài 1-3 mm (h.3).

 

Đặc điểm sinh học và sinh thái

           * Vòng đời : 28-30 ngày

           - Trứng: 6-7 ngày

           - Ấu trùng: 12-13 ngày

           - Trưởng thành: 10-12 ngày

Vòng đời rầy nâu

           Là loại thích sống quần tụ và khả năng năng sống quần tụ cao. Cả rầy non và trưởng thành đều không thích ánh sáng trực xạ nên rầy nâu sống gần gốc lúa, chích hút ngay thân lúa, chỉ khi râm mát rầy trưởng thành mới có ở trên mặt tán lá. Khi bị động có thể nhảy lên các bộ phận khác của cây hoặc rơi xuống nước. Rầy có cánh có xu tính với ánh sáng.

           Ngoài ra rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus trên lúa như bệnh lúa cỏ, lùn xoắn lá. Phân của rầy nâu chứa nhiều đường là môi trường cho các loại nấm phát triển gây nên bệnh bồ hóng ở gốc lúa làm cản trở quang hợp.

Biện pháp phòng trừ

- Dùng giống kháng hoặc ít nhiễm rầy. Nếu thuận lợi nên dùng giống ngắn ngày thay cho giống dài ngày.

- Không bón phân đạm quá nhiều, không sạ cấy quá dày.

- Gieo cấy tập trung, không gieo cấy lệch thời vụ chính quá nhiều.

- Hạn chế tối đa việc dùng thuốc trừ sâu, nhất là vào giai đoạn đầu vụ để bảo vệ nguồn thiên địch của rầy.

- Tạt dầu vào gốc lúa ở những ruộng lúa cao, khó phun xịt.

- Khi lúa 4-5 tuần tuổi, có nơi thả cá rô phi, cá mè để diệt rầy nâu.

- Sử dụng thuốc hoá học khi mật số rầy >3.000 con/m2, nên chọn các loại thuốc ít độc thuộc nhóm điều tiết sinh trưởng, chống lột xác hoặc vị độc, tiếp xúc…như Actara 25 WG, Applaud 40 WP, 25SC, Butyl 10 WP, 400SC.

- Hoặc có thể sử dụng các chế phẩm sinh học về các loại nấm đối kháng của rầy nâu như nấm xanh Metarhizium anisopliea, nấm trắng …/.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,736,293
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây