Rầy xanh đuôi đen

Thứ ba - 05/11/2019 03:06


Triệu chứng

Rầy non và trưởng thành đều hút nhựa cây làm lúa sinh trưởng kém, héo vàng. Rầy xanh đuôi đen còn là môi giới truyền bệnh virus như bệnh Tungro, vàng lụi. 

Đặc điểm hình thái

R ầy trưởng thành có màu xanh lá mạ, cuối cánh có vệt đen lớn, giữa cánh trước của rầy đực có chấm màu đen, của rầy cái có màu nâu nhạt. Mặt bụng của rầy đực màu đen, rầy cái màu nâu nhạt. Cánh dài che hết bụng.

Trứng hình quả chuối, đầu to, đầu nhỏ. Mới đẻ màu trắng, sau có màu nâu và có màu đỏ ở đầu trứng.

Rầy non màu xanh vàng hay xanh lá mạ không có cánh, rầy có 5 tuổi, dài từ 1- 4 mm. Rầy tuổi 1 - 2 có màu xanh nhạt, tuổi 3 - 4 có màu xanh vàng, tuổi 5 có màu xanh lá mạ.

 



Đặc điểm sinh học và sinh thái

* Vòng đời: 25-30 ngày

- Trứng: 3-5 ngày

- Ấu trùng: 15-17 ngày

- Trưởng thành: 7-10 ngày

Rầy trưởng thành ưa ánh sáng đèn, có thể bay xa tới vài cây số. Rầy cái đẻ trứng ở gân chính của lá hoặc mô bẹ lá lúa còn non, thành từng ổ 4 - 50 trứng/ổ. Mỗi con cái đẻ vài trăm trứng.

Sau khi nở, rầy non thường sống tập trung ở nơi râm mát, ẩm thấp. Khi mật số lên cao thường phân tán đi nơi khác nên ít khi đạt đến mật số gây cháy rầy.

Rầy còn là môi giới truyền các bệnh virus sang các cây lúa khỏe.

Rầy thích nơi ẩm, rậm rạp, thời tiết nắng nóng, hạn gay gắt có mưa giông xen kẽ thường là điều kiện thuận lợi cho rầy xanh đuôi đen phát triển mạnh. Lúa thường bị rầy xanh đuôi đen gây hại nặng ở thời kỳ mưa ít, nhiệt độ thấp và ẩm độ cao.

Rầy thường xuất hiện ở những ruộng trũng, vào thời kỳ lúa làm đòng đến ngậm sữa, ở những năm mưa nhiều tiếp theo là nắng khô, nhiệt độ cao.

Một năm rầy phát sinh khoảng 8 lứa, trong đó cần chú ý lứa 3: từ đầu tháng 4 (dl) - cuối tháng 6. Lứa 4 (lứa thứ nhất trong vụ mùa): từ cuối tháng 5 - đầu tháng 8, lứa 5: từ cuối tháng 7 – trung tuần tháng 8.

 


Vòng đời rầy xanh đuôi đen

Biện pháp phòng trừ

- Gieo cấy thời vụ đồng loạt bằng các giống ngắn ngày kháng rầy.

- Mật độ cấy hợp lý, bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều đạm.

- Gieo mạ xa nơi ánh sáng đèn, xa nơi có nhiều cỏ dại, phòng trừ rầy trên nương mạ ngay từ đầu bằng hoạt chất Buprofezin (Butyl 10 WP, Applaud 10 WP, 25SC …)

- Khi mật độ rầy cao cần dùng thuốc trừ rầy ngay. Dùng các thuốc có tính tiếp xúc và lưu dẫn như Regent 800 WP, Actara 25 WG, ….phun đẫm vào gốc lúa.

- Khi mật độ rầy cám từ 2.000 con/m2 giai đoạn lúa làm đòng, 3.000con/m2 giai đoạn lúa trỗ cần phun thuốc diệt rầy. Dùng các loại thuốc Bassa 50EC, Regent 800WP, Trebon 20ND... khi phun rẽ hàng lúa, phun vào gốc thì mới có hiệu quả. Nếu dùng thuốc nội hấp Actara 25WG ở thời kỳ lúa đẻ nhánh - trỗ bông thì không cần rạch hàng./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,731,848
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây