Triệu chứng
Bệnh thường xuất hiện sau khi bắp cải đã cuốn hoặc bông cải đã hình thành hoa làm hoa không phát triển lá héo rụng. Bệnh có thể hại từ bắp, bông xuống hay từ gốc phát triển lên, lúc đầu là dạng giọt dầu sau thành nâu nhạt lan rộng và phần mô bệnh có mùi hôi khó chịu, phần lá ngoài của cây bị héo rũ, cụp xuống để lộ rõ bắp ra và dễ dàng bị gẫy và thối nhanh chóng. Trên mô bệnh và thân cây dính dịch vi khuẩn màu vàng xám. Bộ phận mô cứng như rễ và thân già cũng có thể bị phá hoại .
Tác nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.
Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh
Vi khuẩn lây lan nhờ gió, nước, côn trùng và hoạt động của con người, chúng xâm nhập vào cây trồng qua vết thương ở rễ, thân, lá và qua côn trùng như là rệp, bọ nhảy...
Vi khuẩn gây bệnh tồn dư ở tàn dư cây bệnh, rễ cây bệnh thối mục trong đất. Vi khuẩn còn tồn tại trong cơ thể một số loài côn trùng, dụng cụ canh tác, duy trì trên nhiều loài ký chủ trên đồng ruộng.
Bệnh thối nhũn phát sinh phát triển mạnh ở đất trồng cải đã nhiễm bệnh vụ trước, ruộng không thoát nước, rễ phát triển kém cũng làm cho bệnh nặng hơn.
Vi khuẩn phát triển trong phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 27 – 320C, độ PH thích hợp là 7 thời tiết ẩm độ cao, nhiệt độ cao rất thích hợp cho sự xâm của vi khuẩn.
Biện pháp phòng trừ
* Biện pháp canh tác:
- Luân canh với cây họ hòa thảo vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt trong thời gian ngập nước.
- Đất trồng chuẩn bị kỹ, phơi ải đất, luống cao thoát nước.
- Thu dọn cây bệnh đem tiêu hủy.
- Bón phân cân đối hợp lý, phân phải ủ hoai mục.
- Tưới nước vừa phải không quá ẩm nên tưới rãnh không tưới vào gốc.
- Chọn giống kháng.
- Khi chăm sóc tránh gây xây sát cho cây, tránh lây lan bệnh qua dụng cụ lao động.
* Biện pháp hóa học: Xử lý thuốc bệnh kịp thời khi vừa thấy dấu hiệu bệnh với các loại sau: Kasugamicin, Copper zinc…
Ý kiến bạn đọc