Triệu chứng
Bọ phấn trắng gây hại trên cà chua, ớt, bông vải. Bọ phấn chích hút dinh dưỡng, nước làm gân lá, lá cây bị vàng, cây cằn cỗi, kém phát triển.
Đặc điểm hình thái
Bọ phấn trưởng thành rất nhỏ, có 4 cánh và được phủ lớp phấn sáp màu trắng, hoặc trắng hơi vàng, dài khoảng 1mm.
Trứng có màu trắng sau chuyển màu nâu.
Ấu trùng có màu trắng hơi xanh hình oval, dài 0,3 – 0,6 mm
Đặc điểm sinh học và sinh thái
* Vòng đời:
- Trứng: 5-9 ngày.
- Ấu trùng: 14 ngày.
- Trưởng thành: có thể sống đến 30 ngày.
Trưởng thành bay kém nhưng phát tán rộng nhờ gió. Một con cái có thể đẻ 100 – 150 quả trứng, trứng được đẻ ở mặt dưới lá từng trứng riêng lẻ hoặc từng nhóm chúng lột xác 3 lần và hóa nhộng, giai đoạn ấu trùng keó dài 2 - 4 tuần tùy thuộc vào nhiệt độ.
Bọ phấn non và bọ phấn trưởng thành thường tập trung ở mặt dưới lá cà chua, chích hút dịch cây. Khi mật độ bọ phấn cao làm cây suy yếu, có thể bị héo, vàng lá, chết.
Chất bài tiết của bọ phấn có đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển hại cây.
Bọ phấn còn là côn trùng môi giới truyền virus gây bệnh xoắn lá cà chua.
Bọ phấn thường gây hại trong mùa khô, chúng có phân tán trên phạm vi rộng nhờ gió.
Thiên địch
Bọ phấn có nhiều loài thiên địch như ong ký sinh Encarsia formos.
Biện pháp phòng trừ
* Biện pháp canh tác:
Phủ rơm quanh cây cà chua đang mọc mầm, ở vườn ươm có thể dùng lưới côn trùng để bảo vệ cây con.
* Biện pháp cơ giới vật lý:
Dùng bẫy dính màu vàng để thu hút con trưởng thành.
* Biện pháp hóa học:
- Hạn chế phun thuốc hóa học vì thuốc có thể giết chết các loài thiên địch có ích trên xuống và bọ phấn dễ bị kháng thuốc.
- Có thể dùng các loại thuốc như Actara, Pyrinex, Hopsan,…
Ý kiến bạn đọc