Triệu chứng
Ngoài hại đậu cove còn hại trên 1 số cây họ đậu khác như: đậu phộng, đậu xanh, đen,đỏ, đũa, ván, …Sâu non ăn các nụ, hoa, quả, lá non và các chồi cây đậu. đặc điểm của trái bị loài Maruca testulalis là trái có một lớp phân sâu phủ bên ngoài.
Đặc điểm hình thái
Trưởng thành: cơ thể dài 11-13 mm, sải cánh rộng 21-25 mm. Cánh trước màu sám đen có 1 vệt trắng ở khoảng 1/3 gốc cánh đến mép cánh. Mép ngoài 2 cánh có mầu xám đen đậm.
Trưởng thành đực có có 3 túm lông dài ở đốt bụng cuối cùng.
Trứng: hình bầu dục, dài 0,5-0,6 mm. Mới đẻ có màu trắng sữa, sắp nở màu vàng nâu.
Sâu non: dài 12-16 mm. Ở mặt lưng của mỗi đốt cơ thể có các hàng chấm màu nâu.
Nhộng: dài 10-12mm. Có màu xanh lúc mới hoá nhộng. Khi sắp vũ hóa có màu nâu thẵm.
Đặc điểm sinh học và sinh thái
* Vòng đời: 24 - 43 ngày
- Trứng: 2 - 3 ngày.
- Sâu non: 13 -15 ngày.
- Nhộng: 6 - 9 ngày.
- Trưởng thành: 5 - 7 ngày
Trưởng thành hoạt động giao phối và đẻ trứng từ nửa đêm về sáng. Ban ngày ẩn nấp rất khó phát hiện.
Trưởng thành cái sau giao phối 1-2 ngày mới đẻ trứng, trứng được đẻ rải rác hay thành cụm 2-4 trứng trên lá đài, nụ hoa, cuống hoa, đôi khi còn thấy trứng ở mặt dưới lá non hay trên qủa mới tượng. Một trưởng thành cái đẻ được khoảng 50-120 trứng, thời gian đẻ trứng kéo dài 5-7 ngày.
Vòng đời của sâu phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài như ẩm độ, nhiệt độ. Sâu gây hại khi cây bắt đầu có nụ hoa, nụ quả cho tới khi cây hết cho trái.
Sâu non đục thẳng vào nụ và hoa ăn phá nhụy và các cánh hoa bên trong hoặc đục khoét vỏ qủa chui vào trong ăn thịt quả và hạt. Ngoài ra, sâu còn có thể đục vào mắt thân làm cây chậm phát triển hoặc héo khô. Sâu gây hại đến đâu thải chất bài tiết đến đó làm cho các bộ phận bị hại rất dễ thối và rụng.
Sâu non tuổi 1-2 thường gây hại nụ, hoa và quả mới tượng. Sâu tuổi 3-5 thường gây hại trên trái đang lớn. Sâu non đục thẳng vào trong quả ăn thịt quả hoặc hạt, thải luôn phân trong qủa làm cho quả rất dễ bị thối. Trung bình 1 sâu non phá 1-3 quả. Sâu non thường ăn phá về đêm. Khi đẫy sức sâu non gặm 1 lổ trên qủa chui ra ngoài để xuống đất hóa nhộng.
Nhộng thường có kén đất bao bọc. Trong các vụ đậu, vụ hè thu thường bị sâu đục quả đậu gây hại nặng nhất.
Thiên địch
Thiên địch của sâu đục quả đậu có một số ong ký sinh sâu non như Cotesia sp., Baeognatha sp.
Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt cỏ dại, ký chủ phụ, thu gom tàn dư cây trồng đem đốt hay chôn sâu.
- Luân canh với cây trồng không cùng họ ký chủ. Có thể dùng thuốc (khi đã có 50% hoa của đợt 1 đã đậu quả) các loại thuốc gốc BT như Biocin, Dipel…luân phiên với thuốc có gốc Pyrethroid như Summicidin, Shepa, Decis, Cyperin…
Ý kiến bạn đọc