Sâu khoang (Sâu ăn tạp)

Thứ ba - 05/11/2019 03:06




 Triệu chứng

Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, là đối tượng gây hại nặng trên rau, đậu. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất.

 Đặc điểm hình thái

Sâu khoang có nhiều loại, trưởng thành là loại ngài có màu xám hoặc nâu xám, cánh trước có màu nâu vàng, có các vân ngang bạc trắng óng ánh, cánh sau màu hơi trắng.

Trứng hình bán cầu, mới đẻ màu vàng, sau màu tro tối xếp với nh au thành ổ, có phủ một lớp lông màu vàng rơm.

Sâu non mới nở có màu xanh sáng, Sâu tuổi lớn có màu từ xám xanh đến nâu đen với những sọc vàng hoặc trắng, đốt bụng thứ nhất có một vết đen to bao quanh, trên mỗi mảnh lưng có vân hình trăng khuyết.

Nhộng màu đỏ sẫm, cuối bụng có một đôi gai ngắn.

 

  Đặc điểm sinh học và sinh thái

* Vòng đời: 25 - 48 ngày

- Trứng: 3 - 7 ngày

- Sâu non: 12 - 27 ngày

- Nhộng: 8-10 ngày

- Trưởng thành: 2 - 4 ngày


Ngài hoạt động mạnh vào ban đêm, có xu tính với mùi chua ngọt và ánh sáng bước sóng ngắn.

Trứng đẻ thành ổ trên lá, một ổ có từ 50 - 200 trứng. Một con cái có thể đẻ từ 500 – 2.000 trứng.

Sâu tuổi nhỏ sống tập trung ăn hết thịt lá chừa lại biểu bì và gân. Ở tuổi 3 – 4 sâu phân tán và ăn khuyết lá hoặc có khi ăn trụi lá. Sâu non có 6 tuổi, khi đẫy sức ở tuổi 6 dài từ 35 - 50 mm. Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá rụng nhanh. Tuy nhiên sự gây hại thường không nghiêm trọng lắm do khả năng tự đền bù của cây. Khi đẫy sức sâu chui xuống đất hoá nhộng, sau khoảng 10 ngày thì vũ hoá.

 

Vòng đời sâu khoang

 Thiên địch

- Các loài ăn mồi: Bọ rùa, kiến, bọ xít ăn thịt, bọ cánh cứng.

- Ong kí sinh: Cotesia prodeniae, Telenomus remus.

- Vi khuẩn BT, virus nhân đa diện.

 Biện pháp phòng trừ

* Biện pháp canh tác:

- Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất.

- Dẫn nước ngập ruộng trước khi làm đất.

* Biện pháp cơ giới vật lý:

Diệt ổ trứng và sâu non bằng tay.

* Biện pháp sinh học:

- Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng như nhện, bọ rùa, ong kí sinh...

- Dùng bẫy pheromone hoặc bẫy chua ngọt có hiệu quả.

* Biện pháp hóa học:

Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin (Abamectin; Tập kỳ 1.8 EC Abatin 1.8 EC; Silsau 3.6 EC…); các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ Bt như V-BT; Biocin 8000 SC, Dipel 32 WP có nguồn gốc NPV như Vicin- S… hoặc thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem. Có thể dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như Karate 2.5 EC, SecSaigon 5 EC… /.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,133,508
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây