Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo Tiến độ sản xuất cây trồng tháng 7 năm 2021
Chủ nhật - 01/08/2021 22:25
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY TRỒNG THÁNG 7 1. Cây rau - Tổng diện tích canh tác rau trên địa bàn Thành phố là 3.517 ha. Trong đó, diện tích rau công nghệ cao là 440,6 ha; diện tích rau tập trung ở các huyện Củ Chi 2.004 ha, Bình Chánh 639 ha, Hóc Môn 430 ha. - Diện tích gieo trồng rau trong tháng 7 là 1.376 ha, năng suất ước đạt 28,9 tấn/ha. Trong đó, diện tích gieo trồng chủ yếu tại huyện Củ Chi 698 ha, Bình Chánh 275 ha, Hóc Môn 230 ha, Quận 12: 100 ha, Thủ Đức 20 ha,
các quận huyện khác 53 ha. - Lũy tiến diện tích gieo trồng rau tính từ đầu năm đến nay là 11.150 ha. Trong đó, diện tích gieo trồng tại huyện Củ Chi là 5.441,8 ha, Bình Chánh 2.288,3 ha, Hóc Môn 1.900,7 ha, Quận 12: 986,2 ha, Thủ Đức 200 ha, các quận huyện khác 333 ha. 2. Hoa lan, cây kiểng Diện tích hoa, cây kiểng tính từ đầu năm đến nay là 2.129 ha. Trong đó, diện tích hoa mai: 764 ha (diện tích mai Bình Lợi: 550 ha), diện tích hoa lan: 370 ha, diện tích gieo trồng hoa nền: 405 ha và diện tích kiểng - bonsai: 590 ha. 3. Cây lúa - Diện tích lúa vụ Hè Thu 2021 đã xuống giống 5.319,4 ha, trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Củ Chi 3.059 ha, Hóc Môn 522 ha, Bình Chánh 1.582 ha, Bình Tân 100 ha, Thủ Đức 24 ha, Cần Giờ 25 ha. Diện tích lúa hiện nay tập trung giai đoạn đẻ nhánh 233 ha, 1.533 ha làm đòng, 823 ha trổ, 1.352 ha chín và 1.380 ha đang thu hoạch. - Diện tích lúa vụ Mùa 2021 đã xuống giống 372 ha, trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Củ Chi 362 ha, Hóc Môn 10 ha. Diện tích lúa hiện nay tập trung giai đoạn mạ.
4. Cây trồng khác Diện tích cỏ thức ăn gia súc 4.331 ha; diện tích cây cao su: 1.900 ha; diện tích cây mía: 173 ha; diện tích cây ăn trái: 5.600 ha (cây xoài: 1.149,2 ha). II. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT THÁNG 8 1. Dự báo tình hình thời tiết tháng 8 - Thời tiết trong tháng phổ biến có mưa rào và dông rải rác, có nơi xuất hiện vừa, mưa to và dông, mưa chủ yếu xảy ra vào chiều tối. Trong mưa dông có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, gió giật, mưa lớn cục bộ. - Lượng mưa: dao động từ 220 – 320 mm. Lượng mưa chủ yếu rơi vào tuần đầu và tuần giữa tháng. Tổng lượng mưa hầu hết thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 10 -20%. - Nhiệt độ: dao dộng từ 27 - 28oC, xấp xỉtrung bình nhiều năm. 2. Kế hoạch sản xuất tháng 8 Diện tích cây rau thực hiện gieo trồng trong tháng 8 dự kiến là 2.315 ha. Trong đó, tập trung chủ yếu tại huyện Củ Chi: 1.005 ha, huyện Bình Chánh: 502 ha, huyện Hóc Môn: 420 ha, Quận 12: 245 ha, quận huyện khác 143 ha. III. NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ - Về giống cây trồng: + Giống rau: khuyến cáo sử dụng các giống trong danh sách giống cây trồng khuyến cáo sử dụng trên địa bàn thành phố (Phụ lục đính kèm). + Cây lúa: hiện nay trên địa bàn đang sử dụng các giống lúa chủ lực OM 4900, OM 6976, OM 5451, Đài Thơm 8, OM7347... - Sử dụng phân bón hợp lý và hiệu quả: + Căn cứ vào từng loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau (đạm, lân, kali) để bón đúng loại và lượng theo nhu cầu của cây trồng, không bón dư thừa. + Sử dụng bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ có tác dụng ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn. Đồng thời, tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón đảm bảo phẩm chất của nông sản. + Có thể sử dụng các loại phân gia súc gia cầm, các phế phẩm trong nông nghiệp như các tàn dư thực vật hoặc cây xanh, cỏ dại ủ hoai đúng cách để sử dụng thay thế phân hóa học. + Sử dụng phân bón phải đúng cách, tránh để ánh nắng làm bóc hơi hoặc bị rửa trôi làm mất giá trị dinh dưỡng. Đối với phân bón rễ khi bón phải chôn vùi và lấp đất lại, đối với phân bón lá sử dụng khi thời tiết mát mẽ, tốt nhất là vào chiều mát nhưng tránh lúc trời đang mưa hoặc chuẩn bị mưa. - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam và sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng (tham khảo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam ban hành kèm Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 9 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). - Tăng cường theo dõi phòng trừ sâu bệnh hại trên các loại cây trồng để có biện pháp quản lý phù hợp. Đề nghị các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, quận theo dõi tình hình sinh vật hại, tiến độ sản xuất để thông tin đến người dân, đồng thời hướng dẫn thực hiện các giải pháp trồng trọt thích ứng với tình hình thời tiết trên địa bàn Thành phố; nắm bắt tình hình vận chuyển và tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp của doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp; đảm bảo một phần nguồn hàng nông sản (rau, lúa-gạo) phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn Thành phố./.