THÔNG BÁO
Tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 09/01/2018
và dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 16/01/2018
____________________________
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
1.1 Tình hình thời tiết tuần giữa tháng 01 năm 2018
Thời tiết Nam Bộ: Mây thay đổi, có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc cấp 3.
Nhiệt độ: trung bình 24 – 27oC, thấp nhất từ 20 – 23oC, cao nhất 28– 31oC.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình phổ biến 50 - 94 %.
1. 2 Tiến độ sản xuất cây trồng
a) Cây lúa
Diện tích cây lúa vụ Mùa 2017: đã xuống giống được 6.990,7 ha, trong đó huyện Củ Chi 3.742 ha, huyện Bình Chánh 2.303 ha, quận Bình Tân 100 ha, huyện Hóc Môn 499,5 ha, quận 2 là 78 ha, huyện Cần Giờ 242,9 ha, Nhà Bè 25,4 ha. Các giai đoạn lúa: 50 ha đẻ nhánh, 30 ha làm đòng, 166 ha trổ, 558,7 ha chín, 6.076,4 ha thu hoạch. Diện tích mạ Mùa 2017 là 135,5 ha.
Trong vụ Mùa 2017 có 109,65 ha lúa chết do ngập úng tại huyện Bình Chánh (xã Tân Quý Tây 56 ha, Tân Túc 8 ha, Tân Nhựt 30 ha, Vĩnh Lộc B 05 ha, Lê Minh Xuân 2,3 ha), quận Bình Tân (Tân Tạo 08 ha), huyện Cần Giờ (xã Bình Khánh 0,3 ha), huyện Nhà Bè (xã Nhơn Đức 0,05 ha). Trong đó, tại huyện Bình Chánh ghi nhận đã có 37 ha lúa đã được xuống giống lại tại xã Tân Nhựt (30 ha), Tân Túc (5 ha) và Tân Quý Tây (2 ha). Ngoài ra, vụ Mùa năm nay có 0,05 ha lúa chết do chuột cắn phá tại xã Nhơn Đức huyện Nhà Bè.
Diện tích cây lúa vụ Đông xuân 2017-2018: đã xuống giống được 3.943,6 ha, trong đó huyện Củ Chi 3.221 ha, huyện Hóc Môn 578 h, quận 9 là 59,6 ha, quận Bình Tân 85 ha. Các giai đoạn lúa: 1.561 ha mạ, 1.627,6 ha đẻ nhánh, 496 ha làm đòng, 150 ha trổ, 108 ha chín và 01 ha thu hoạch.
b) Cây rau
Diện tích gieo trồng rau vụ Đông xuân 2017-2018 là 3.707,7 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (3.493,5 ha) trong đó huyện Củ Chi 1.476,7 ha, Hóc Môn 712,2 ha, Bình Chánh 821 ha, Cần Giờ 28,3 ha, Nhà Bè 17,1 ha, Quận 12: 511,4 ha, Thủ Đức 58 ha, Quận 9: 29,9 ha, Bình Tân 48,9 ha, Quận 7: 4,2 ha. Trong đó, diện tích gieo trồng rau muống hạt là 109,5 ha, rau muống nước là 1.627,5 ha.
c) Hoa lan, cây kiểng: diện tích gieo trồng là 1.044,7 ha. Trong đó có 204 ha hoa lan; 542,9 ha hoa mai.
d) Cây trồng khác: diện tích canh tác cây lương thực 715,3 ha; cây công nghiệp 1.672,7 ha; cây ăn trái: 3.955,7 ha.
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI (SVH)
2.1 Trên lúa vụ Mùa 2017
Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên lúa vụ Mùa 2017 là 140,7 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 227 ha). Các sinh vật hại gồm có: rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, ốc bươu vàng, chuột, nhện gié, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn, vàng lá, lem lép hạt và cháy bìa lá. C ác sinh vật hại đều ở mức nhiễm nhẹ.
2.2 Trên lúa vụ Đông xuân 2017-2018
Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên lúa là 581,1 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước ( 549,5 ha). Các sinh vật hại gồm có: rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, sâu phao, ốc bươu vàng, chuột, bệnh đạo ôn và bệnh đốm vằn. C ác sinh vật hại đều ở mức nhiễm nhẹ.
- Sâu cuốn lá: gây hại trên 45,5 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước ( 10 ha).
- Bọ trĩ: gây hại trên 67,6 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 74 ha).
- Sâu phao: gây hại trên 9 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 20 ha).
- Ốc bươu vàng : gây hại trên 350 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước ( 299 ha ) .
- Chuột : gây hại trên 51 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước ( 39 ha ) .
- Bệnh đạo ôn : gây hại trên 27 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 43,5 ha).
2.3 Trên rau vụ Đông Xuân 2017-2018
Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên rau vụ Đông Xuân là 749 h a, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (853,2 ha) , trong đó diện tích phòng trừ là 364,9 ha chiếm 48,7 % diện tích nhiễm sinh vật hại . Các sinh vật hại chủ yếu là sâu ăn tạp, sâu xanh, rầy xám, bệnh rỉ trắng và ốc bươu vàng . C ác sinh vật hại đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.
- Sâu xanh: gây hại trên 65,5 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (67,4 ha).
- Sâu ăn tạp: gây hại trên 122,4 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (147,2 ha).
- Rầy xám : gây hại trên 57,6 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (68,1 ha).
- Ốc bươu vàng : gây hại trên 322,7 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (325,6 ha)
- Bệnh rỉ trắng: gây hại trên 47,5 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (57,5 ha).
2.4 Một số đối tượng sinh vật hại cần lưu ý trên cây trồng khác
Tổng diện tích bị sâu đục thân ( Chilo suppressalis) gây hại trên mía là 8,0 ha, chiếm 1,3 % tổng diện tích gieo trồng (592,7 ha). Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục thân mình hồng ( Sesamia spp.) gây hại trên mía.
Chưa phát hiện diện tích bị rệp sáp bột hồng ( Phenacoccus manihoti) gây hại trên cây khoai mì (diện tích gieo trồng 215,1 ha).
Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục quả ( Prays citri và Citripestis sagittiferella) gây hại trên cây có múi (diện tích gieo trồng 510,4 ha).
Chưa phát hiện diện tích bị nhiễm bệnh chổi rồng (do nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi làm véc tơ truyền bệnh) trên nhãn (diện tích gieo trồng 38,1 ha)
Tổng diện tích bị bọ dừa gây hại trên cây dừa là 4,1 ha chiếm 0,9 % diện tích gieo trồng (462,7 ha). Chưa phát hiện diện tích bị bọ cánh cứng gây hại trên cây dừa.
III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI
3. 1 Trên cây lúa
Rầy nâu: tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang ở giai đoạn tuổi 2 - 3. Dự kiến trong trong tuần tới tuổi rầy nâu sẽ từ tuổi 3 - tuổi 4, do vậy đề nghị các địa phương cần thường xuyên theo dõi mật số rầy trên đồng ruộng để có biện pháp biện pháp xử lý kịp thời khi mật số rầy tăng cao.
Sâu cuốn lá: phần lớn sâu cuốn lá (SCL) trên đồng ruộng hiện nay đang ở giai đoạn tuổi 2-3. Dự báo trong tuần tới SCL sẽ ở độ tuổi 4,5 đến trưởng thành. Diện tích lúa bị SCL gây hại sẽ có xu hướng tăng cao đặc biệt trên các trà lúa vụ Đông xuân 2017-2018 đang ở giai đoạn từ mạ đến đẻ nhánh, làm đòng.
Bệnh VL-LXL: trong tuần qua Thành phố Hồ Chí Minh chưa ghi nhận mới diện tích lúa bị nhiễm bệnh VL-LXL. Tuy nhiên, theo thống kê từ trung tâm BVTV phía Nam cho thấy các tỉnh lân cận với Thành phố như tỉnh Long An, Đồng Tháp có diện tích lúa bị nhiễm bệnh VL-LXL ngày càng gia tăng. Toàn vùng hiện nay đã ghi nhận trên do vậy cần tập trung theo dõi bệnh xuất hiện trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng.
Bệnh đạo ôn: Thời tiết lạnh kết hợp với mưa rào một số nơi sẽ làm cho bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông phát sinh phát triển trên các trà lúa đang ở giai đoạn từ đẻ nhánh đến đòng trỗ .
Ngoài ra cần chú ý các đối tượng khác trên cây trồng như bọ trĩ, sâu phao trên lúa mới gieo sạ, sâu năng, sâu cuốn lá, sâu đục thân trên lúa giai đoạn đẻ nhánh và nhện gié, chuột ở giai đoạn lúa ôm đòng đến trổ chín.
3.2 Trên cây rau
Trên nhóm rau ăn lá: Điều kiện thời tiết vụ ĐX rất phù hợp cho các loại sâu bệnh hại phát triển như: bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, rầy mềm, bệnh thối nhũng, thán thư, đốm lá…
Trên nhóm rau củ, quả: cần chú ý các sâu bệnh hại như bọ dưa, bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn, dòi đục lá… Ngoài ra thời tiết lạnh, ẩm như hiện nay cần chú ý một số bệnh có khả năng phát triển mạnh như phân vàng, s ương mai, thán thư, thối thân, đốm lá trên nhóm cây họ bầu bí, mướp.
3.3 Cây hoa kiểng
Hoa lan: Hiện nay các nhà vườn đang chuẩn bị hoa lan bán tết, khả năng trong thời gian tới muỗi đục nụ hoa lan sẽ có xu hướng gia tăng về mật số và diện tích nhiễm. Do vậy cần chú ý công tác điều tra phát hiện và phòng trị kịp thời để hạn chế muỗi đục nụ gây hại đặc biệt trên giống hoa lan Dendrobium.
Trên lan Mokara và các loại lan khác cần chú ý một số đối tượng như nhện đỏ, bọ trĩ, rệp vảy ốc, thán thư, thối thân, vàng lá, đốm lá.
Hoa mai: Thời tiết hiện nay lạnh và theo dự báo vẫn còn có mưa rải rác do vậy cần đảm bảo tưới tiêu và bón phân hợp lý để cây ra hoa đúng dịp tết. Ngoài ra cần chú ý một số sâu bệnh hại khác như tuyến trùng hại rễ, bệnh nấm hồng, đốm rong trên thân, cành…
Hoa nền: hiện nay các nhà vườn đã xuống giống các loại hoa nền bán tết do vậy cần lưu ý phòng trị các đối tượng như sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, bệnh phấn trắng, đốm lá, gỉ sắt…
3.4 Các loại cây trồng khác
- Cây cao su: bệnh loét sọc mặt cạo, nấm hồng, nứt thân chảy mủ.
- Cây xoài: Sâ u đục thân cành, bệnh thán thư trên xoài.
- Cây khoai mì: rệp sáp bột hồng, thán thư, đốm nâu, bệnh khảm lá, chổi rồng.
IV. ĐỀ NGHỊ
4.1 Cây lúa
- Tập trung theo dõi và khuyến cáo người dân phòng trị khi mật số rầy nâu tăng cao trên 2.000 con/m2 và rầy nâu tập trung phổ biến ở tuổi từ 1 đến 3 bằng các thuốc chống lột xác. Trước khi phun thuốc cần đưa nước vào ruộng để rầy di chuyển lên trên giúp tăng hiệu quả phòng trừ.
- Theo dõi kỹ mật số rầy nâu và bệnh VL-LXL tại các trà lúa xuống giống không theo lịch khuyến cáo của địa phương đặc biệt các trà lúa dưới 40 ngày tuổi sẽ bị ảnh hưởng nặng nếu bị nhiễm bệnh VL-LXL.
- Bệnh đạo ôn lá có thể tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng do điều kiện thời tiết hiện nay thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển bên cạnh lúa Đông Xuân đang bước vào giai đoạn phát triển sung yếu.
- Thời tiết se lạnh, trời âm u, có sương mù là điều kiện thích hợp cho muỗi hành phát sinh phát triển. Do vậy cần cần theo dõi chặt chẽ đối tượng này để có biện pháp quản lý hiệu quả nhất là trên lúa giai đoạn từ đẻ nhánh đến làm đòng.
4.2 Các loại cây trồng khác
- Cây rau: Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân kỹ thuật phòng trừ sinh vật gây hại bằng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng và chú trọng việc ứng dụng các thuốc sinh học, thảo mộc thay cho thuốc BVTV hoá học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời hạn chế dư lượng thuốc BVTV trong nông sản.
- Cây khoai mì: không mua giống khoai mì từ các vùng bị dịch đồng thời không sử dụng giống HL - S11 để trồng do giống này đang bị nhiễm rất nặng đối với bệnh khảm lá.
- Cây mai: Tập trung theo dõi và phòng trị các đối tượng thường gây hại như nhện đỏ, bọ trĩ, cháy lá. Đồng thời cần tiêu thoát nước tốt để tránh cây bị ngập úng, ảnh hưởng đến sinh trưởng và ra hoa của cây./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn