Tình hình SVH đến 21/10/2014

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

  THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 21/10/2014
và dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 28/10/2014
_________________________________________
 
  I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
1. Tình hình thời tiết tuần đầu tháng 10 năm 2014
  Thời tiết Nam Bộ có mưa rào và dông nhiều nơi, trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh.

- Nhiệt độ: trung bình 26 – 27 oC, thấp nhất từ 22 – 25 oC, cao nhất 32 – 34 oC.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình phổ biến 79 – 88 %

- Lượng mưa: 70-120 mm

2 . Tiến độ sản xuất cây trồng vụ Mùa

- Cây lúa: DT lúa đã xuống giống là 8.086,5 ha, trong đó diện tích sản xuất ở các quận, huyện trên địa bàn thành phố là: Quận 2: 75,5 ha, Quận 9: 22,5 ha, huyện Hóc Môn 783 ha, Củ Chi 3.604 ha, Bình Chánh 2.906 ha, Bình Tân 105 ha, Nhà Bè 81,1 ha, Cần Giờ 509,4 ha. Trong đó ngoài 2,5 ha lúa ở Cần Giờ bị chết do khô hạn đầu vụ có 451,8 ha giai đoạn mạ, 3.638 ha đẻ nhánh, 1.257,1 ha làm đòng, 1.666,1 ha lúa trổ, 751 ha chín và 330 ha thu hoạch.

- Cây rau: DTGT là 4.481,3 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (4.259,4 ha). Trong đó có 2.070,5 ha trồng rau muống nước và 112,3 ha trồng rau muống hạt.

- Cây trồng khác: Cây công nghiệp 3.929,8 ha; Cây lương thực 79,1 ha; Hoa, cây kiểng: 856,0 ha; Cây ăn trái: 5.515,7 ha

2 . Tiến độ sản xuất cây trồng vụ Đông xuân

- Cây lúa: Đã xuống giống 10 ha lúa ở xã Trung Lập Thượng – huyện Củ Chi

- Cây rau: DTGT là 1.110 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (1.236,3 ha). Trong đó có 386,3 ha trồng rau muống nước và 32,6 ha trồng rau muống hạt.

- Cây trồng khác: Cây công nghiệp 3.811,3 ha; Cây lương thực 42,4 ha; Hoa, cây kiểng: 858,4 ha; Cây ăn trái: 5.522,6 ha.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI (SVH)

1. Trên cây lúa vụ Mùa

Tổng diện tích nhiễm SVH trên lúa vụ Mùa là 1.594,3 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (1.673 ha). Các SVH chủ yếu là sâu cuốn lá, bọ xít hôi, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn, OBV và chuột. Ngoài 1,6 ha và 0,1 ha lúa ở xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè bị rầy nâu, chuột gây hại ở mức trung bình các SVH đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.

- Rầy nâu: gây hại trên 256,1 ha, mật số RN trên đồng ruộng phổ biến khoảng 500 – 900 con/m2, tuổi rầy phổ biến là tuổi 4 – 5, một số trưởng thành.

- Sâu cuốn lá: gây hại trên 189,3 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (172,5 ha)

- Bọ xít hôi: gây hại trên 176 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (147 ha)

- Bệnh đạo ôn: DT nhiễm 150,5 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (192,4 ha)

- Bệnh đốm vằn: DT nhiễm 93 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (89,2 ha)

- OBV gây hại trên 507,6 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (681,3 ha).

2 . Cây rau vụ Đông xuân

Tổng DT nhiễm SVH trên rau là 432,9 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (491,9 ha), trong đó DT phòng trừ là 251,9 ha chiếm 58,2 % DT nhiễm SVH. Các SVH chủ yếu là sâu ăn tạp, sâu xanh, bệnh rỉ trắng, bệnh vàng lá và OBV. Các SVH đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.

- Sâu ăn tạp gây hại trên 54,4 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (60,4 ha)

- Sâu xanh gây hại trên 20,4 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (29,7 ha)

- Bệnh rỉ trắng: DT nhiễm là 18,4 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (28,1 ha)

- OBV gây hại trên 286,6 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (298,2 ha).

3. Một số đối tượng sinh vật hại cần lưu ý trên cây trồng khác

- Tổng diện tích bị sâu đục thân mình hồng (Sesamia spp.) gây hại trên mía là 31 ha, chiếm 2,2% tổng DTCT mía (1397,5 ha). Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục thân 4 vạch ( Chilo tumidicostalis) gây hại trên mía.

- Chưa phát hiện diện tích bị rệp sáp bột hồng ( Phenacoccus manihoti) gây hại trên cây khoai mì (sắn) (56,4 ha).

- Tổng diện tích bị sâu đục quả ( Prays citriCitripestis sagittiferella) gây hại trên cây có múi là 0,9 ha, chiếm 0,5% tổng DTCT cây có múi (168 ha).

- Tổng diện tích bị nhiễm bệnh chổi rồng (do nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi làm véc tơ truyền bệnh) trên nhãn là 0,1 ha, chiếm 0,9% tổng DTCT nhãn (10,5 ha).

III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI

1. Trên cây lúa

1.1 Rầy nâu

Hiện tại, trên đồng ruộng có nhiều lứa rầy gối nhau, phần lớn RN trên đồng ruộng đang giai đoạn tuổi 4 – 5, một số trưởng thành, bà con nông dân cần thường xuyên theo dõi tình hình rầy nâu trên đồng ruộng và rầy trưởng thành vào đèn để có biện pháp phòng trừ thích hợp khi rầy đạt mật số cao > 3 con/tép (> 3.000 con/m2), đang tuổi 2-3. Khi mật số rầy cao, gối lứa cần phun phối hợp hai nhóm thuốc chống lột xác và nhóm tiêu diệt nhanh để trừ rầy đạt hiệu quả cao.

1.2 Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL ):

Các xã đã xuống giống lúa Mùa cần quan tâm chặt chẽ diễn biến của rầy nâu vào đèn, gieo sạ đồng loạt, tập trung “né rầy” trên từng cánh đồng, nhằm hạn chế rầy nâu di trú truyền virus bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa non.

1.3 Sinh vật hại khác

- Chú ý phòng trừ bệnh đạo ôn lá phát sinh phát triển trên lúa giai đoạn mạ-đẻ nhánh, đặc biệt trên những chân ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và ruộng canh tác giống nhiễm có thể bị nhiễm nặng. Bà con nông dân cần chú ý theo dõi để có biện pháp phòng trị kịp thời, đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” khi phun thuốc, tuyệt đối không pha trộn thêm phân bón lá khi phun thuốc phòng trị bệnh.

- Sâu cuốn lá phát sinh và gây hại trên các trà lúa đẻ nhánh, làm đòng, lưu ý chỉ sử dụng thuốc BVTV phòng trừ SCL khi mật số sâu cao, gây hại lên 03 lá đòng.

- Ngoài ra, chú ý phòng trừ bệnh đốm vằn, nhện gié gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh-trổ; bọ xít hôi gây hại trên lúa giai đoạn đẻ đòng-trổ.

2.Trên rau vụ Đông xuân

Hiện nay, rau Đông xuân đang được gieo trồng rộ, thời tiết sáng nắng chiều mưa là điều kiện thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại, vì vậy các vùng trồng rau chuyên canh cần lưu ý:

- Sản xuất rau mùa cần chuẩn bị mái che, tránh rau bị dập nát khi có mưa to. Lưu ý kỹ thuật và vật liệu làm giàn cho rau nhằm tránh đổ ngã khi có dông.

- Cần làm líp cao và có biện pháp khai thông hệ thống tiêu thoát nước, tránh ngập úng cho các chân ruộng thấp.

- Làm đất kỹ, đảm bảo thời gian cách vụ ít nhất 2 tuần nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh gây hại lan truyền từ vụ rau trước.

- Cần chú ý các loại sinh vật hại sau:

+ Trên rau ăn lá: rầy mềm, sâu đục đọt, bệnh thối nhũn, bệnh chết cây con, ... sẽ phát sinh gây hại mạnh

+ Dưa leo, khổ qua, mướp: bệnh phấn vàng, bệnh vàng lá, bọ trĩ, rầy xanh, sâu xanh 2 sọc trắng, bệnh phấn vàng,...

+ Ớt, cà tím: bọ trĩ, bọ phấn trắng, nhện đỏ, bệnh thán thư, bệnh chết cây con,...

3 . Cây trồng khác

3.1 Một số đối tượng sinh vật hại cần lưu ý

Những năm gần đây có một số đối tượng sinh vật gây hại rất khó phòng trừ và làm giảm năng suất – sản lượng cây trồng có xu hướng lây lan trên diện rộng. Bà con cần chú ý, phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng sau:

- Rệp sáp bột hồng hại sắn ( Phenacoccus manihoti)

- Sâu đục quả cây có múi ( Prays citriCitripestis sagittiferella)

- Bệnh chổi rồng nhãn – chôm chôm (do nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi làm véc tơ truyền bệnh)

- Sâu đục thân mía (sâu đục thân 4 vạch Chilo tumidicostalis, sâu đục thân mình hồng Sesamia spp., sâu đục thân mình tím)

3.2 Cây trồng khác

- Cây xoài: sâu đục cành, bọ xít đen, rầy mềm, bệnh thán thư

- Cây mai vàng: nhện đỏ, bệnh cháy lá, bệnh gỉ sắt

- Cây hoa lan: bọ trĩ, bệnh thán thư, bệnh khô đầu lá, bệnh vàng lá chân

- Cây lài: sâu đục bông, bệnh khô cành

- Cây bắp: bệnh đốm lá, sâu đục thân

- Cây mía: bệnh huyết dụ, sâu đục thân,…

- Cây đậu phộng: sâu khoang, sâu xanh da láng và bệnh gỉ sắt.

IV. ĐỀ NGHỊ

1. Cây lúa

- Tập trung tổ chức công tác phòng chống RN đợt cuối tháng 10, đầu tháng 11. Lưu ý các trà lúa Mùa có nguy cơ nhiễm cao ở Nhà Bè – Cần Giờ, nam Bình Chánh và Củ Chi, các giống nhiễm rầy, giống lúa thơm.

- Khoanh vùng những khu vực đã có bệnh VL-LXL xuất hiện, khuyến cáo người dân nhổ bỏ và tiêu hủy DT lúa bị nhiễm VL-LXL tránh để nguồn bệnh lây lan sang các ruộng lúa lân cận. Tiếp tục theo dõi diễn biến bệnh, diễn biến RN và tình hình sinh trưởng của lúa để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

- Tiếp tục tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức để vận động nông dân kiểm tra đồng ruộng và tích cực phòng trị rầy nâu, nhổ bỏ lúa nhiễm bệnh VL-LXL

2. Cây trồng khác

- Đề nghị các Trạm BVTV tiếp tục tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phòng trị các đối tượng sinh vật hại mới theo qui định của Cục BVTV.

- Đề nghị các vùng sản xuất rau vụ Đông xuân cần trang bị mái che, củng cố hệ thống tưới tiêu tránh để rau bị ngập úng, dập nát gây thiệt hại đến NS-SL rau.

- Đề nghị Các Trạm BVTV khuyến cáo nông dân khi sử dụng thuốc BVTV trên rau nên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc ít độc, thuốc có thời gian cách ly ngắn và cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc (đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách)./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,283,622
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây