Tình hình SVH đến ngày 21/11/2017

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 21/11/2017

và dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 28/11/2017

____________________________

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG       

1.1 Tình hình thời tiết tuần cuối tháng 11 năm 2017

Thời tiết Nam Bộ: Mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ.

  Nhiệt độ: trung bình 27 – 30oC, thấp nhất từ 23 – 26oC, cao nhất 30– 33oC.

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình phổ biến 60 - 97 %.

1. 2 Tiến độ sản xuất cây trồng

a) Cây lúa

Diện tích cây lúa vụ Mùa 2017: đã xuống giống được 6.990,7 ha, trong đó huyện Củ Chi 3.742 ha, huyện Bình Chánh 2.303 ha, quận Bình Tân 100 ha, huyện Hóc Môn 499,5 ha, quận 2 là 78 ha, huyện Cần Giờ 242,9 ha, Nhà Bè 25,4 ha. Các giai đoạn lúa: 50 ha mạ, 867 ha đẻ nhánh, 1.005 ha làm đòng, 773,3 ha trổ, 1.396,1 ha chín, 2.789,7 ha thu hoạch. Diện tích mạ Mùa 2017 là 135,5 ha.

Trong vụ Mùa 2017 có 109,65 ha lúa chết do ngập úng tại huyện Bình Chánh (xã Tân Quý Tây 56 ha, Tân Túc 8 ha, Tân Nhựt 30 ha, Vĩnh Lộc B 05 ha, Lê Minh Xuân 2,3 ha), quận Bình Tân (Tân Tạo 08 ha), huyện Cần Giờ (xã Bình Khánh 0,3 ha), huyện Nhà Bè (xã Nhơn Đức 0,05 ha). Trong đó, tại huyện Bình Chánh ghi nhận đã có 37 ha lúa đã được xuống giống lại tại xã Tân Nhựt (30 ha), Tân Túc (5 ha) và Tân Quý Tây (2 ha). Ngoài ra, vụ Mùa năm nay có 0,05 ha lúa chết do chuột cắn phá tại xã Nhơn Đức huyện Nhà Bè.

Diện tích cây lúa vụ Đông xuân 2017-2018: đã xuống giống được 433 ha.

b) Cây rau

Diện tích gieo trồng rau vụ Đông xuân 2017-2018 là 2.097,3 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (1.944,4 ha) trong đó huyện Củ Chi 786,1 ha, Hóc Môn 408,2 ha, Bình Chánh 489 ha, Cần Giờ 28,3 ha, Nhà Bè 17,1 ha, Quận 12: 277,9 ha, Thủ Đức 28,9 ha, Quận 9: 26 ha, Bình Tân 31,6 ha, Quận 7: 4,2 ha. Trong đó, diện tích gieo trồng rau muống hạt là 58,9 ha, rau muống nước là 880,2 ha.

c) Hoa lan, cây kiểng: diện tích gieo trồng là 1.029,8 ha. Trong đó có 201,9 ha hoa lan; 541,9 ha hoa mai.

d) Cây trồng khác: diện tích canh tác cây lương thực 162,8 ha; cây công nghiệp 1.644,2   ha; cây ăn trái: 3.955,4 ha.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI (SVH)

2.1 Trên lúa vụ Mùa 2017

Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên lúa vụ Mùa 2017 891,6 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 1.274,6 ha). Các sinh vật hại gồm có: rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ xít hôi, ốc bươu vàng, chuột, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá. C ác sinh vật hại khác ở mức nhiễm nhẹ.

- Rầy nâu : gây hại trên 15 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

- Bọ xít hôi: gây hại trên 81,6 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 156,7 ha).

- Sâu cuốn lá: gây hại trên 85,1 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 127,3 ha).

- Ốc bươu vàng : gây hại trên 355,1 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 478,5 ha) .

- Bệnh đạo ôn: gây hại trên 108,1 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (1 32,1 ha).

- Bệnh đ ốm vằn : gây hại trên 30,1 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 61,8 ha).

- Bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá : gây hại trên 28,9 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước . Trong đó 27,2 ha nhiễm nhẹ, 1,69 ha nhiễm trung bình và 0,01 ha nhiễm nặng. Rầy nâu trên đồng ruộng tại vùng nhiễm bệnh đang giai đoạn tuổi 3-4.

2.3 Trên rau vụ Đông Xuân 2017-2018

Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên rau vụ Đông Xuân 582,4 h a, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (623 ha) , trong đó diện tích phòng trừ là 285,8 ha chiếm 49,1 % diện tích nhiễm sinh vật hại . Các sinh vật hại chủ yếu là sâu ăn tạp, sâu xanh, rầy xám, bệnh rỉ trắng ốc bươu vàng . C ác sinh vật hại đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.

- Sâu ăn tạp: gây hại trên 72,7 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (92,7 ha).

- Rầy xám : gây hại trên 53,9 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (59,2 ha).

- Ốc bươu vàng : gây hại trên 323,1 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (323,5 ha).

- Bệnh rỉ trắng: gây hại trên 44,3 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (55,1 ha).

2.4 Một số đối tượng sinh vật hại cần lưu ý trên cây trồng khác

        Tổng diện tích bị sâu đục thân ( Chilo suppressalis) gây hại trên mía là 7,0 ha, chiếm 1,2 % tổng diện tích gieo trồng (594,7 ha). Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục thân mình hồng ( Sesamia spp.) gây hại trên mía.

        Chưa phát hiện diện tích bị rệp sáp bột hồng ( Phenacoccus manihoti) gây hại trên cây khoai mì (diện tích gieo trồng 153,1 ha).

        Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục quả ( Prays citriCitripestis sagittiferella) gây hại trên cây có múi (diện tích gieo trồng 510,4 ha).

        Chưa phát hiện diện tích bị nhiễm bệnh chổi rồng (do nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi làm véc tơ truyền bệnh) trên nhãn (diện tích gieo trồng 38,1 ha)

        Tổng diện tích bị bọ dừa gây hại trên cây dừa là 4,1 ha chiếm 0,9 % diện tích gieo trồng (462,7 ha). Chưa phát hiện diện tích bị bọ cánh cứng gây hại trên cây dừa.

        III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI

3. 1 Trên cây lúa

Rầy nâu: Phần lớn rầy nâu trên đồng ruộng hiện nay đang ở giai đoạn tuổi 5-TT , mật số rầy nâu trung bình khoảng từ 200-1.000 con/m2. Dự kiến trong trong thời gian tới rầy nâu sẽ tiếp tục trưởng thành và vào đèn do vậy cần thường xuyên theo dõi mật số rầy trên đồng ruộng để có biện pháp phòng trị kịp thời khi mật số rầy tăng cao.

Bệnh VL-LXL: Hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có 28,9 ha nhiễm bệnh Vàng lùn – Lùn xoắn xá hại lúa (26,7 ha tại huyện Cần Giờ và 2,2 ha tại huyện Nhà Bè). Trong đó hiện có 27,2 ha nhiễm nhẹ bệnh VL-LXL hại lúa, 1,69 ha nhiễm trung bình và 0,01 ha nhiễm nặng.

  Sâu cuốn lá: hiện nay giai đoạn sinh trưởng của cây lúa vụ Mùa ở giai đoạn đẻ nhánh chiếm lệ cao nên sẽ thích hợp cho sâu cuốn lá phát sinh và gây hại. Trong đó cần tập trung chú ý đến những ruộng lúa sạ dày, bón thừa phân đạm.

Từ tháng 11/201 7 thời tiết chuyển lạnh và kéo dài đến tháng 2/201 8 (Tết), kết hợp sáng sớm xuất hiện sương mù , cây lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ là giai đoạn phát triển sung yếu rất thích hợp cho bệnh đạo ôn lá và bệnh bạc lá ( cháy bìa lá ) phát sinh phát triển.

Ngoài ra cần chú ý ở những ruộng ngập nước ốc bưu vàng sẽ gây hại trên các trà lúa mới gieo sạ, chuột giai đoạn đòng trổ - chín.

3.2 Trên cây rau

Điều kiện thời tiết vụ ĐX rất phù hợp cho các loại sâu bệnh hại phát triển như: Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, bọ trĩ,… trên các loại rau ăn lá và sâu vẽ bùa, dòi đục lá,… trên cây họ đậu.

Ngoài ra cần chú ý các bệnh nguy hiểm như: Sương mai, thán thư, đốm lá, thối thân, thối gốc,… cũng gây hại phổ biến trên nhóm cây ăn quả như dưa leo, bầu bí, khổ qua.

3.3 Cây hoa kiểng

Giai đoạn cuối mùa mưa đầu mùa khô là thời điểm muỗi đục nụ hoa lan phát triển mạnh trở lại do vậy cần tập trung theo dõi và phòng trị kịp thời. Ngoài ra cần chú ý các sâu bệnh khác thường xuất hiện trên hoa lan như rệp vảy ốc, bệnh thán thư, đốm lá, vàng tuột lá.

3.4 Các loại cây trồng khác

- Cây cao su: bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh rụng lá, nấm hồng, nứt vỏ.

- Cây mai vàng: Rầy xanh, sâu ăn lá, nhện đỏ, bọ trĩ, bệnh đốm lá.

- Cây xoài: Sâ u đục thân cành, bệnh thán thư trên xoài.

IV. ĐỀ NGHỊ

4.1 Cây lúa

- Do tình hình năm nay mưa bão nên tiến độ xuống giống lúa tại các địa phương thực hiện không được đồng loạt, do vậy đề nghị cán bộ kỹ thuật ở địa phương cần tiếp tục hướng dẫn người dân thực hiện tốt biện pháp gieo sạ đồng loạt, né rầy.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn và mở rộng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như chương trình IPM, chương trình 3 giảm 3 tăng, công nghệ sinh thái ...tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển và tăng cường sức đề kháng của cây lúa để chống chịu với các sinh vật gây hại.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân kỹ thuật phòng trừ sinh vật gây hại bằng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng.

- Áp dụng các biện pháp tổng hợp để diệt trừ chuột, ốc bươu vàng ngay từ đầu vụ lúa.

- Cần có thời gian cách ly giữa các vụ để giảm áp lực sâu bệnh hại trong vụ tới ngay từ đầu vụ.

4.2 Cây rau

- Vụ Đông xuân thời tiết lạnh nên khi gieo hạt trực tiếp khả năng hạt nẩy mầm sẽ giảm do vậy cần ngâm ủ hạt giống để nứt nanh trước khi trồng.

- Đối với các loại   cây trồng có giá trị kinh tế cao như ớt, cà chua, bầu bí… tốt nhất nên gieo cây con trong bầu hoặc luống vườn ươm có che phủ ni lông để cây phát triển tốt trước khi trồng ra ruộng.

- Vụ Đông Xuân các loại côn trùng gây hại sẽ phát triển mạnh do vậy cần tăng cường theo dõi và phòng trị các đối tượng sinh vật hại như sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, rầy mềm, bệnh thán thư, sương mai, phấn trắng… trên các nhóm rau, đậu.

4.3 Các loại cây trồng khác

Đề nghị các Trạm BVTV khuyến cáo nông dân khi sử dụng thuốc BVTV trên các loại cây trồng nên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc ít độc, thuốc có thời gian cách ly ngắn và cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc gồm đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,940,546
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây