Tình hình SVH tháng 12/2016

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng tháng 12 năm 2016

và dự báo tháng 01 năm 2017


I. TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT CÂY TRỒNG

1.1 Cây lúa

Vụ Mùa 2016: đã xuống giống được 7.213,3 ha, trong đó huyện Củ Chi 3.565 ha, huyện Bình Chánh 2.629 ha, huyện Hóc Môn 643,5 ha, huyện Cần Giờ 174,5 ha, quận Bình Tân 100 ha, huyện Nhà Bè 24,3 ha, quận 2 77 ha. Các giai đoạn lúa: 260 ha đẻ nhánh, 864 ha làm đòng, 1.483,5 ha trổ, 1.046,3 ha chín, 3.536,5 ha thu hoạch. Trong vụ Mùa có 23 ha lúa bị chết do khô hạn tại xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ).

Vụ Đông xuân 2016 – 2017: đã xuống giống được 911 ha, trong đó huyện Củ Chi 861 ha, quận 9: 50 ha. Các giai đoạn lúa: 676 ha mạ, 212 ha đẻ nhánh, 21 ha làm đòng, 2 ha trổ.

1.2 Cây rau

DTGT rau vụ Đông Xuân 2016-2017 là 2.431,6 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (2.775,6 ha) trong đó huyện Củ Chi 706,6 ha, Bình Chánh 559,2 ha, Hóc Môn 526,7 ha, Thủ Đức 44,2 ha, Cần Giờ 31,1 ha, Bình Tân 21,8 ha, Nhà Bè 18 ha, Quận 12: 470,9 ha, , Quận 9: 48,6 ha, Quận 7: 4,1 ha, Quận 2: 0,5 ha. Trong đó, diện tích gieo trồng rau muống hạt là 76,2 ha, rau muống nước là 994,6 ha.

1.3 Cây trồng khác vụ Đông xuân 2016-2017

- Hoa lan, cây kiểng: DTGT là 936,3 ha. Trong đó có 200,6 ha hoa lan; 480 ha hoa mai.

- Cây trồng khác: Diện tích canh tác cây lương thực 300,7 ha; cây công nghiệp 2.861,9 ha; Cây ăn trái: 4.826,6 ha.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI (SVH) THÁNG 12 NĂM 2016

2.1 Cây lúa vụ Mùa 2016

Tổng DT nhiễm SVH trong tháng là 1.633,9 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước ( 1.537,5 ha) . Các SVH chủ yếu là rầy nâu, bọ trĩ, sâu phao, đạo ôn, đốm vằn, OBV và chuột.

- Rầy nâu: gây hại trên 88,5 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (131,1 ha)

- Sâu cuốn lá: gây hại trên 156,7 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (178,4 ha)

- Bọ xít hôi: gây hại trên 211,2 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (184 ha)

- Bệnh đạo ôn: DT nhiễm là 207 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (165,2 ha)

- Bệnh đốm vằn : DT nhiễm là 94,3 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (105 ha)

- OBV : gây hại trên 574,5 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (495,5 ha) .

2.2 Cây rau vụ Đông xuân 2016-2017

Tổng DT nhiễm SVH trên rau trong tháng là 715,2 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 772,4 ha). SVH chủ yếu là sâu xanh, sâu ăn tạp, dòi đục lá, bọ trĩ, rầy xám, bệnh rỉ trắng, bệnh đốm lá, bệnh vàng lá và OBV. Các SVH đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.

- Sâu ăn tạp : gây hại trên 116,1 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (106,2 ha)

- Rầy xám : gây hại trên 65,7 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (58,4 ha)

- Bệnh rỉ trắng : DT nhiễm là 57,3 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (47,8 ha)

- OBV : gây hại trên 324,5 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (370,5 ha)

Diện tích phòng trừ trên cây rau vụ mùa 1.584,7 ha, chiếm 221,6 % diện tích nhiễm sinh vật hại rau trong tháng.

2. 3 Cây hoa kiểng

Tổng diện tích nhiễm SVH trong tháng là 48,9 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (42,6 ha), trong đó có các SVH chủ yếu sau:

- Hoa lan:

+ Muỗi đục nụ gây hại 7,5 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (7,9 ha)

+ Đốm lá: DT nhiễm là 3,1 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (2 ha)

Ngoài ra, cần chú ý các đối tượng như ốc sên, bệnh thối đọt, bệnh thối đen,...

- Hoa Mai: cần chú ý các đối tượng như:

+ Nhện đỏ gây hại trên 5 ,1 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (4,2 ha).

+ Bọ trĩ gây hại trên 1,6 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (2 ha)

Diện tích phòng trừ SVH trên hoa lan, cây kiểng là 29,1 ha chiếm 59,7 % diện tích nhiễm sinh vật hại.

2. 6 Một số đối tượng sinh vật hại cần lưu ý trên cây trồng khác

- Tổng diện tích bị sâu đục thân ( Chilo suppressalis) gây hại trên mía là 24,5 ha, chiếm 2,8 % tổng DTCT mía (869,2 ha). Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục thân mình hồng ( Sesamia spp.) gây hại trên mía.

- Chưa phát hiện diện tích bị rệp sáp bột hồng ( Phenacoccus manihoti) gây hại trên cây khoai mì (DTGT – 116,6 ha).

- Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục quả ( Prays citriCitripestis sagittiferella) gây hại trên cây có múi (DTGT – 569,5 ha).

- Chưa phát hiện diện tích bị nhiễm bệnh chổi rồng (do nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi làm véc tơ truyền bệnh) trên nhãn (DTGT – 56,2 ha).

- Tổng diện tích bị Bọ cánh cứng gây hại trên cây dừa là 25,4 ha, chiếm 5,2% tổng DTCT cây dừa (493,4 ha), chưa phát hiện diện tích bị bọ vòi voi gây hại trên cây dừa.


III. DỰ BÁO SVH THÁNG 0 1 NĂM 201 7

3.1 Trên cây lúa

Cây lúa vụ Mùa đã thu hoạch gần 3.600 ha (50 % vụ). Cần lưu ý các SVH như sâu cuốn lá, sâu phao, bệnh đạo ôn, đốm vằn trong thời kỳ cây lúa từ giai đoạn đẻ nhánh, bệnh đạo ôn cổ bông, bọ xít hôi, chuột... thời kỳ trổ. Đặc biệt trong vụ lúa Mùa thường là thời kỳ bùng phát dịch Rầy nâu-Vàng lùn-Lùn xoắn lá.

* Rầy nâu: Hiện tại đang tuổi 4 – 5, trong tuần sau rầy sẽ trưởng thành và đẻ trứng, cần khuyến cáo nông dân theo dõi đồng ruộng và tiến hành phòng trị (từ 3.000 con/m2 trở lên và đang tuổi 2, 3), tránh để nguồn bệnh lây lan sang lúa Đông xuân đang gieo trồng trên đồng ruộng.

- Trên cây lúa vụ Đông xuân 2016 - 2017: đối với trà lúa trên 20 ngày tuổi: không cần phun thuốc trừ RN di trú. Chỉ khuyến cáo phun thuốc trừ rầy khi mật độ rầy cám (rầy tuổi 2, tuổi 3) cao quá 3 con/tép giai đoạn lúa từ đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh (khoảng 40 – 45 ngày tuổi).

* SVH khác

- Trên những ruộng thiếu nước, khô hạn và nắng nóng sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ, rầy cánh trắng, sâu phao thường phát sinh gây hại nặng nhưng ở giai đoạn lúa 40 ngày đầu sau sạ thiệt hại do nhóm sâu hại lá sẽ không đáng kể do đó đề nghị bà con nông dân hạn chế phun thuốc các đối tượng SVH trên vào giai đoạn này.

- Tình hình thời tiết hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông và cháy bìa lá tiếp tục gia tăng, phát triển gây hại mạnh, đặc biệt trên những chân ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và ruộng canh tác giống nhiễm có thể bị nhiễm nặng.

- Lưu ý sự xuất hiện gây hại của nhện gié, sâu cuốn lá khi lúa từ giai đoạn đẻ nhánh.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý OBV xuất hiện từ giai đoạn mạ-đẻ nhánh; và các đối tượng khác xuất hiện với diện tích và mức độ gây hại nhẹ.

3.2 Trên rau

- Thời tiết hiện vào cuối mùa mưa, thường có những cơn mưa vào chiều tối, là điều kiện thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại, đặc biệt là bệnh thối nhũn trên cây rau ăn lá, phấn vàng trên dưa leo – khổ qua, bệnh gỉ trắng trên rau muống nước...sẽ gia tăng tỷ lệ bệnh.

- Các vùng chuyên canh rau cần có biện pháp tưới tiêu hợp lý, tiết kiệm nguồn nước tưới. Chú ý một số sâu bệnh gây hại trên rau như bọ nhảy, sâu tơ trên rau họ hoa thập tự, phấn vàng, sương mai trên khổ qua - dưa leo, gỉ trắng trên rau muống nước ... để có biện pháp phòng trừ thích hợp.

3.3. Cây trồng khác

- Cây xoài: rầy mềm, sâu đục cành, bệnh thán thư.

- Cây lài: sâu đục bông, bệnh thối tím bông.

- Cây bắp: sâu đục thân, sâu khoang, bệnh gỉ sắt, đốm lá.

- Cây rừng (cây đước): sâu đo, sâu ăn lá, sâu đục thân (xén tóc).

- Cây hoa lan: muỗi đục hoa, bệnh đốm lá, bệnh thán thư, bệnh thối nhũn.

I V. ĐỀ NGHỊ

4.1 Cây lúa

* Về phòng chống RN, bệnh VL - LXL và SVH lúa Mùa

- Tăng cường giám sát bẫy đèn, nắm chắc diễn biến, mật số RN di trú tại địa phương, và kiểm tra tình hình RN trên đồng ruộng để có biện pháp ứng phó phòng trừ rầy kịp thời (rầy ở tuổi 2 – 3, với mật số trên 3 con/tép) .

- Trạm BVTV liên huyện Bình Chánh – quận Bình Tân tập trung hướng dẫn nông dân phòng trừ rầy nâu ở các xã có diện tích nhiễm trung bình – nặng, không để xảy ra cháy rầy vào giai đoạn cuối vụ.

- Đề nghị CBKT điều tra phát hiện và có số liệu báo cáo tình hình gây hại của Nhện gié trên lúa ở trà lúa đẻ nhánh, làm đòng.

* Về sản xuất lúa Đông Xuân 2016 – 2017

- Đối với các xã có sản xuất lúa Đông xuân cần tiến hành làm đất kỹ, cày trục ruộng, phơi ải đất, đảm bảo cách vụ ít nhất 2 – 3 tuần nhằm giảm thiểu nguồn bệnh từ vụ trước lây nhiễm sang vụ Đông xuân.

- Các Trạm BVTV quận, huyện khuyến cáo nông dân tiến hành gieo sạ đồng loạt, tập trung “né rầy” trên từng cánh đồng, giữ đủ nước trong ruộng mạ nhằm hạn chế rầy nâu di trú truyền virus bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cho cây lúa non. Khi thấy rầy di trú ở các nương mạ nên tiến hành phun thuốc trừ rầy ngay để hạn chế rầy mang mầm bệnh virus VL-LXL truyền bệnh vào mạ.

- Các địa phương cần theo dõi lứa rầy đầu tháng 12 năm 2016 và diễn biến thời tiết, thủy văn để khuyến cáo thời điểm xuống lúa Đông Xuân 2016 - 2017 đồng loạt né rầy.

Dự báo các cao điểm rầy nâu di trú trong vụ Đông xuân 2016 – 2017:

+ Đợt tháng 12/2016: 15/12 - 20/12/2016

+ Đợt tháng 01/2017: 12/01 - 15/01/2017

- Lịch gieo sạ lúa Đông xuân 2016 – 2017 từ ngày 01/11/2016 chậm nhất đến ngày 30/01/2017, t hời gian xuống giống tập trung từ đầu tháng 1 2 /20 16 đến giữa tháng 01 /20 17 . T uy nhiên để đảm bảo an toàn cho các đợt xuống giống cần căn cứ vào lượng mưa, độ mặn và dự báo về thời điểm rầy nâu trưởng thành di trú. Đảm bảo thời gian giãn cách vụ từ vụ Mùa 2016 sang vụ Đông xuân 2016 – 2017 ít nhất 03 tuần để cắt cầu nối lây lan của dịch hại.

- Hướng dẫn nông dân sử dụng giống xác nhận, kháng rầy nâu, sạch bệnh, sạch hạt cỏ, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương để đảm bảo năng suất và giảm áp lực rầy nâu, cần lưu ý thêm khả năng chịu hạn.

- Về cơ cấu giống lúa: Mỗi quận, huyện nên chọn bộ giống xác nhận để sản xuất trong vụ Đông Xuân và phải đảm bảo cơ cấu 01 giống lúa không vượt quá 20 % diện tích lúa trong phạm vị toàn quận, huyện.

+ Nhóm giống lúa chủ lực là OM5451, Jasmine 85, OM6976, OM4900, OM7347, OM4218, IR50404...

+ Nhóm giống cao sản chất lượng cao tập trung cho xuất khẩu: Jasmine 85, OM5451, OM4900, OM7347, OM4218, ST20...

+ Nhóm giống bổ sung: VD20, OM2395, OM2517, nếp IR4625, ST5, Nàng Hoa 9, OM576, RVT...

+ Các giống lúa chống chịu phèn mặn trung bình - khá: AS996, OM2395, OM2517, OM5451, OM6677, OM9921, OM576, OM6976... sử dụng cho những vùng khó khăn về nước tưới, chịu ảnh hưởng phèn, mặn.

4.2 Cây rau

Khuyến cáo nông dân sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, thuốc ít độc, thuốc có thời gian cách ly ngắn và cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc (đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách).

4.3 Cây trồng khác

Đề nghị các Trạm BVTV hướng dẫn nông dân phòng trị các sâu hại chính gây hại trên cây ăn trái (cây xoài), cây bắp, cây lài.

Đối với cây hoa lan tập trung chú ý muỗi gây hại bông và bệnh vàng lá chân, bệnh thối nhũn./.

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,314,640
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây