Tình hình SVH đến 16/02/2011

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

  THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 16/02/2011

và dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 23/02/2011

_________________________________________

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Tình hình thời tiết tuần đầu tháng 02 năm 2011

Thời tiết Nam Bộ sáng sớm trời se lạnh, trời nhiều mây, hầu hết không mưa hoặc có mưa nhỏ vào chiều tối. Gió đông bắc cấp 4, cấp 5.

- Nhiệt độ: trung bình 25 – 26 oC, thấp nhất từ 19 – 20oC, cao nhất 31 – 32oC.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình phổ biến 70 – 83 %.

- Lượng mưa: không mưa.

- Mực nước: -1,7 – 1,45 (m). - Độ mặn: 4 ‰

2 . Tiến độ sản xuất (tính đến ngày 16/02 /201 1 )

- Cây lúa vụ Đông xuân: DT sạ, cấy là 5.405,3 ha (Quận 9: 87 ha, Hóc Môn: 828 ha, Củ Chi: 4.412 ha, Bình Tân: 78 ha). Trong đó cây lúa giai đoạn mạ 192, đẻ nhánh 2.030,3 ha, làm đòng 1.915 ha, trổ 871 ha, chín 234 ha và thu hoạch 163 ha.

- Cây rau Đông xuân: 4.577 ha, trong đó có 1.832 ha trồng rau muống nước và 75 ha trồng rau muống hạt.

- Cây bắp: 560 ha.

- Cây đậu phộng: 168 ha.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI (SVH)

1. C ây lúa

Diện tích lúa Đông xuân chủ yếu đang trong giai đẻ nhánh và làm đòng. Diện tích nhiễm SVH 1.926 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 (1.520 ha). Chủ yếu có rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ xít hôi, sâu phao, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn và OBV, chuột.

a) Rầy nâu (RN)

DT nhiễm rầy nâu là 400 ha (Hóc Môn, Củ Chi), cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 (180 ha), trong đó có 357,5 ha lúa bị nhiễm rầy nâu ở mức nhẹ, 36,8 ha ở mức trung bình và 1,2 ha nhiễm ở mức nặng (Trung Lập Thượng – Củ Chi). Phần lớn rầy nâu đang giai đoạn tuổi 2, tuổi 3.

b) Bệnh Vàng lùn - Lùn xoắn lá, Lùn sọc đen

Trên đồng ruộng, hiện nay chưa phát hiện DT lúa nhiễm bệnh Vàng lùn - Lùn xoắn lá, Lùn sọc đen trên các trà lúa tại địa bàn thành phố.

c) Một số SVH khác

- Sâu cuốn lá gây hại trên 251 ha, thấp hơn so với cùng kì năm 2010 (261 ha)

- Bọ xít hôi gây hại trên 125 ha, cao hơn so với cùng kì năm 2010 (261 ha)

- Sâu phao gây hại trên 53 ha, thấp hơn so với tuần trước (55 ha)

- Bệnh đạo ôn: DT nhiễm là 111 ha, cao hơn so với cùng kì năm trước (110 ha)

- Chuột gây hại trên 115 ha lúa, cao hơn so với tuần trước (92 ha)

- Ốc bưu vàng: DT nhiễm 806 ha, cao hơn so với tuần trước (805 ha)

Các SVH đều có mật số (tỷ lệ) nhiễm ở mức nhẹ.

2 . Cây rau

Tổng DT nhiễm SVH trên rau vụ Đông xuân là 898 ha, thấp hơn so với cùng kì năm 2010 (1.115 ha). SVH chủ yếu là bọ nhảy, sâu xanh, dòi đục lá, sâu đục trái, sâu ăn tạp, ruồi đục trái, rầy xanh, rầy xám, bọ phấn, bệnh gỉ trắng, bệnh phấn vàng, bệnh vàng lá và OBV. Các SVH đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.

- Bọ nhảy gây hại trên 25 ha, thấp hơn so với cùng kì năm 2010 (61 ha)

- Sâu xanh gây hại trên 87 ha, thấp hơn so với cùng kì năm trước (88 ha)

- Dòi đục lá gây hại trên 28 ha, thấp hơn so với tuần trước (33 ha)

- Sâu đục trái gây hại trên 31 ha, cao hơn so với tuần trước (30 ha)

- Sâu ăn tạp gây hại trên 104 ha, thấp hơn so với cùng kì năm trước (121 ha)

- Rầy xanh gây hại trên 50 ha, cao hơn so với tuần trước (49 ha)

- Rầy xám gây hại trên 80 ha, thấp hơn so với tuần trước (90 ha)

- Bọ phấn gây hại trên 30 ha, tương đương so với tuần trước (30 ha)

- Bệnh rỉ trắng: DT nhiễm là 40 ha, thấp hơn so với cùng kì năm trước (60 ha)

- Bệnh vàng lá: DT nhiễm là 34 ha, thấp hơn so với cùng kì năm trước (46 ha).

III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI

1. Cây lúa

a) Rầy nâu: Hiện tại, ở huyện Củ Chi đã có một số DT nhiễm RN ở mức độ từ trung bình đến nặng. Phần lớn RN trên đồng ruộng đang giai đoạn tuổi 2 – 3 và tuổi 4, đây là giai đoạn phòng trừ RN đạt hiệu quả cao nhất, do đó cần chú ý thường xuyên theo dõi mật số rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ kịp thời (mật số rầy từ 3.000 con/m­2 và ở tuổi 2,3).

b) Bệnh VL-LXL

Lúa Đông xuân 2010 – 2011 chủ yếu đang trong giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, cần chú ý theo dõi rầy nâu di trú để đưa nước vào ruộng che chắn nhằm giảm nguy cơ nhiễm bệnh VL-LXL.

c) SVH khác

Hiện nay thời tiết còn se lạnh, trưa nắng nóng là điều kiện thích hợp cho các loại bệnh phát triển gây hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông và đốm vằn trên lúa Đông Xuân. Cần kiểm tra ruộng hàng ngày để phát hiện và phun thuốc trừ bệnh kịp thời.

Khi có bệnh đạo ôn xuất hiện cần tích cực phun để phòng trị bệnh, khi phun thuốc cần đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và không nên phun thuốc phối trộn phân bón lá với thuốc trị bệnh đạo ôn, những ruộng xuất hiện bệnh đạo ôn lá phải hạn chế việc bón thêm phân đạm, luôn giữ đủ nước trong ruộng.

Ngoài các đối tượng trên cần lưu ý phòng ngừa đối với sâu phao, sâu cuốn lá và OBV, chuột trên lúa Đông xuân giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng.

2. Trên rau

Với biên độ nhiệt độ chênh lệch như hiện nay: nắng nóng vào ban ngày và lạnh vào ban đêm, là điều kiện thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại, nên các vùng chuyên canh rau cần lưu ý các loại sâu bệnh gây hại như bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh trên cải, phấn vàng – vàng lá trên khổ qua - dưa leo, gỉ trắng trên rau muống nước ... để có biện pháp phòng trừ thích hợp.

3. Cây trồng khác

- Cây xoài: sâu đục cành, bọ xít đen, bệnh thán thư gây hại lá non.

- Cây hoa lan: bệnh đốm lá, bệnh thán thư, bệnh thối nhũn.

- Cây lài: sâu đục bông, sâu cuốn lá, bệnh thối tím bông.

- Cây bắp: sâu đục thân, sâu khoang, bệnh cháy lá.

- Cây đậu phộng: sâu khoang, sâu xanh, bệnh rỉ sắt, bệnh đốm lá.

IV. ĐỀ NGHỊ

- Đề nghị các Trạm BVTV quận, huyện tập trung theo dõi mật số rầy trên ruộng và lượng rầy di trú để có khuyến cáo biện pháp phòng trừ thích hợp. Hiện nay rầy nâu đa số đang tuổi 2 – 3, nên khuyến cáo bà con thăm đồng và phòng trị tại những nơi có mật số rầy cao (rầy ở tuổi 2 – 3, với mật số trên 3 con/tép).

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên đài phát thanh quận, huyện khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm bệnh đạo ôn trên lúa và xử lý kịp thời bằng thuốc đặc trị, khi ruộng đã bị nhiễm bệnh cần giữ nước tốt trên ruộng, không bón phân đạm hoặc phun phân bón lá.

- Đề nghị Công ty Quản lý khai thác dịch vụ Thủy lợi cung cấp nguồn nước kênh Đông để bà con nông dân kịp thời ứng phó với sâu cuốn lá và bệnh đạo ôn hại lúa.

- Thời tiết vụ Đông xuân rất thích hợp cho sâu bệnh phát triển gây hại, đặc biệt là trên cây rau, đề nghị các Trạm BVTV quận, huyện có hướng dẫn biện pháp phòng trị thích hợp nhằm tránh tình trạng lạm dụng thuốc BVTV trên rau./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 23/01/2011

và dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 30/01/2011

_________________________________________

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Tình hình thời tiết tuần giữa tháng 01 năm 2011

Khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh trở lại. Thời tiết Nam Bộ mây thay đổi đến nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi. Gió đông bắc cấp 2, cấp 3.

- Nhiệt độ: trung bình 25 – 26 oC, thấp nhất từ 20 – 21oC, cao nhất 32 – 33oC.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình phổ biến 72 – 85 %.

- Lượng mưa: 5 – 15 mm.

- Mực nước: -1,62 – 1,36 (m). - Độ mặn: 3-5 0/00.

2 . Tiến độ sản xuất (tính đến ngày 19/01 /201 1 )

2.1 Vụ Mùa

- Lúa vụ Mùa: DT sạ, cấy là 10.942 ha (Quận 2: 90 ha, Quận 9: 27 ha, Hóc Môn 1.185 ha, Củ Chi 4.615 ha, Bình Chánh 4.284 ha, Bình Tân 120 ha, Nhà Bè 181 ha, Cần Giờ 440 ha, Quận 7 0,44 ha); DT gieo mạ là 477 ha. Diện tích lúa xuống giống chiếm 81,4 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cây lúa giai đoạn trổ 124 ha, chín 793 ha và thu hoạch 9.976 ha (đạt 91,2 %) .

2.2 Vụ Đông xuân

- Cây lúa vụ Đông xuân: DT sạ, cấy là 4.846 ha (Quận 9: 62 ha, Hóc Môn: 648 ha, Củ Chi: 4.084 ha, Bình Tân: 52 ha). Trong đó cây lúa giai đoạn mạ 2.047, đẻ nhánh 2.327 ha, làm đòng 316 ha, trổ 100 ha, chín: 44 ha và thu hoạch 12 ha.

- Cây rau Đông xuân: 40.86 ha, trong đó có 1.593 ha trồng rau muống nước và 67 ha trồng rau muống hạt.

- Cây bắp: 526 ha. - Cây đậu phộng: 167 ha.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI (SVH)

1. Vụ Mùa

Diện tích lúa Mùa chủ yếu đang trong giai đoạn trổ và chín. Diện tích nhiễm SVH 45 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 (02 ha). Chủ yếu có sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn và OBV, chuột (Bình Chánh).

2. Vụ Đông xuân

2.1 C ây lúa

Diện tích lúa Đông xuân chủ yếu đang trong giai đoạn mạ và đẻ nhánh. Diện tích nhiễm SVH 1.277 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 (1.231 ha). Chủ yếu có rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ trĩ, sâu phao, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn và OBV, chuột.

a) Rầy nâu (RN)

Vụ Đông xuân có DT nhiễm rầy nâu là 228 ha (Hóc Môn, Củ Chi), cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 (117 ha), toàn bộ đều ở mức nhiễm nhẹ. Mật số RN 500 – 1500 con/m2, phần lớn rầy nâu đang giai đoạn tuổi 3, tuổi 4 và tuổi 5.

b) Bệnh Vàng lùn - Lùn xoắn lá, Lùn sọc đen

Trên đồng ruộng, hiện nay chưa phát hiện DT lúa nhiễm bệnh Vàng lùn - Lùn xoắn lá, Lùn sọc đen trên các trà lúa tại địa bàn thành phố.

c) Một số SVH khác

- Sâu cuốn lá gây hại trên 114 ha, cao hơn so với cùng kì năm 2010 (109 ha)

- Bọ trĩ gây hại trên 158 ha, thấp hơn so với cùng kì năm trước (183 ha)

- Sâu phao gây hại trên 60 ha, thấp hơn so với cùng kì năm trước (122 ha)

- Bệnh đạo ôn: DT nhiễm là 24 ha, cao hơn so với tuần trước (21 ha)

- Chuột gây hại trên 70 ha lúa, cao hơn so với tuần trước (65 ha)

Các SVH đều có mật số (tỷ lệ) nhiễm ở mức nhẹ. Riêng chuột gây hại trên 2 ha ở Hóc Môn với mức nhiễm nặng (40 – 50%).

2 . Cây rau

Tổng DT nhiễm SVH trên rau vụ Đông xuân là 1.112 ha, cao hơn so với cùng kì năm 2010 (1.011 ha). SVH chủ yếu là bọ nhảy, sâu xanh, sâu tơ, dòi đục lá, sâu ăn tạp, ruồi đục trái, rầy xanh, rầy xám, bọ phấn, bệnh gỉ trắng, bệnh phấn vàng, bệnh vàng lá và OBV. Các SVH đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.

- Bọ nhảy gây hại trên 25 ha, thấp hơn so với cùng kì năm 2010 (33 ha)

- Sâu xanh gây hại trên 88 ha, cao hơn so với cùng kì năm trước (73 ha)

- Sâu tơ gây hại trên 26 ha, cao hơn so với tuần trước (18 ha)

- Sâu ăn tạp gây hại trên 131 ha, thấp hơn so với tuần trước (157 ha)

- Dòi đục lá gây hại trên 30 ha, thấp hơn so với cùng kì năm trước (34 ha)

- Rầy xám gây hại trên 101 ha, cao hơn so với tuần trước (100 ha)

- Bệnh vàng lá: DT nhiễm là 24 ha, thấp hơn so với cùng kì năm trước (37 ha)

III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI

1. Cây lúa

a) Rầy nâu: Hiện tại, mật số RN đều ở mức nhiễm nhẹ, phần lớn RN trên đồng ruộng đang giai đoạn tuổi 3, tuổi 4 và tuổi 5. Sang tuần sau sẽ có lứa rầy trưởng thành vào đèn rải rác, do đó cần chú ý thường xuyên theo dõi sát mật số rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ kịp thời (khi rầy tuổi 2 – tuổi 3, mật số > 3 con/tép hoặc 3.000 con/m2).

b) Bệnh VL-LXL

Hiện nay nông dân đã xử lý hầu hết DT lúa Mùa bị nhiễm VL – LXL. Tuy nhiên lúa Đông xuân 2010 – 2011 chủ yếu đang trong giai đoạn mạ - đẻ nhánh, bên cạnh đó các tỉnh lân cận cũng đang thu hoạch rộ, vì vậy cần chú ý theo dõi rầy nâu di trú, áp dụng biện pháp “gieo sạ né rầy” để giảm nguy cơ nhiễm bệnh VL-LXL.

c) SVH khác

Hiện nay thời tiết đang chuyển lạnh, sáng sớm có sương mù, chiều tối có mưa nhỏ là điều kiện thích hợp cho các loại bệnh phát triển gây hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn, đốm vằn trên lúa Đông Xuân và bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt trên lúa Mùa. Cần kiểm tra ruộng hàng ngày để phát hiện và phun thuốc trừ bệnh kịp thời.

Ngoài các đối tượng trên cần lưu ý phòng ngừa đối với sâu phao, bọ trĩ, sâu cuốn lá và OBV, chuột trên lúa Đông xuân giai đoạn mạ và đẻ nhánh.

2. Trên rau

- Với biên độ nhiệt độ chênh lệch như hiện nay: nắng nóng vào ban ngày và lạnh giá vào ban đêm, là điều kiện thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại, nên các vùng chuyên canh rau cần lưu ý các loại sâu bệnh gây hại như bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh trên bắp cải, phấn vàng – vàng lá trên khổ qua - dưa leo, gỉ trắng trên rau muống nước ... để có biện pháp phòng trừ thích hợp.

- Hiện nay các quận, huyện đang xuống giống trồng hoa nền phục vụ cho đợt Tết Nguyên đán sắp đến, vì vậy đề nghị các Trạm BVTV quận, huyện có hướng dẫn phòng trừ thích hợp để hạn chế sâu bệnh gây hại vụ hoa này. Chú ý các loại sâu bệnh hại như sâu ăn tạp, sâu xanh, ruồi đục lá, bệnh đốm lá… trên hoa nền.

3. Cây trồng khác

- Cây xoài: sâu đục cành, bọ xít đen, bệnh thán thư gây hại lá non.

- Cây mai vàng: bọ trĩ, bệnh cháy lá, bệnh gỉ sắt.

- Cây hoa lan: bệnh đốm lá, bệnh thán thư, bệnh thối nhũn.

- Cây lài: sâu đục bông, sâu cuốn lá, bệnh thối tím bông.

- Cây bắp: sâu đục thân, sâu khoang, bệnh cháy lá.

IV. ĐÊ NGHỊ

- Để phòng lứa rầy mới xuất hiện gây hại trong dịp Tết nguyên đán đề nghị các Trạm BVTV quận, huyện cần theo dõi chặt chẽ mật số rầy trên đồng ruộng để có khuyến cáo biện pháp phòng trừ thích hợp.

- Đối với trà lúa Đông Xuân mới gieo sạ - đẻ nhánh (dưới 40 ngày tuổi), cần khuyến cáo nông dân hạn chế tối đa phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn này để trừ các loại sâu ăn lá bằng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng (gốc lân hữu cơ và cúc tổng hợp) nhằm tránh sự bộc phát của rầy nâu ở giai đoạn sau (đòng trỗ - chín), thường trùng vào thời điểm trước và trong dịp Tết Nguyên đán.

- Chú ý theo dõi bọ trĩ, sâu phao và bệnh đạo ôn trên lúa Đông Xuân sớm. Và các bệnh thối nhũn, sương mai, phấn vàng trên rau, quả./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,846,080
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây