Tình hình SVH đến ngày 28/02/2017

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 28/02/2017

và dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 07/3/2017

____________________________

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG  

1. Tình hình thời tiết tuần cuối tháng tháng 02 năm 2017

- Thời tiết Nam Bộ: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông có nơi có nắng nóng. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3.

          - Nhiệt độ: trung bình 27– 30oC, thấp nhất từ 22 – 25oC, cao nhất 31 – 34oC, riêng miền Đông có nơi trên 35o C.  

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình phổ biến 55 - 95 % .

  2 . Tiến độ sản xuất cây trồng

a) Cây lúa

Diện tích cây lúa vụ Đông xuân 2016 – 2017: đã xuống giống được 4.806,4 ha, trong đó huyện Củ Chi 3.852 ha, huyện Hóc Môn 788 ha, quận Bình Tân 100 ha, quận 9: 66,4 ha. Các giai đoạn lúa: 18 ha mạ, 678 ha đẻ nhánh, 1.1644 ha làm đòng, 1.253,4ha trổ, 1.026 ha chín, 667 ha thu hoạch.

Diện tích cây lúa vụ Hè Thu 2017: đã xuống giống được 15 ha tại huyện Củ Chi.

b) Cây rau

Diện tích gieo trồng rau vụ Đông Xuân 2016 – 2017 là 4.884,9 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (5.251,2 ha) trong đó huyện Củ Chi 1.776,2 ha, Hóc Môn 1.096,2 ha, Bình Chánh 1.006,6 ha, Cần Giờ 31,1 ha, Nhà Bè 18 ha, Quận 12: 799,7 ha, Thủ Đức 74,7 ha, Quận 9: 52,6 ha, Bình Tân 25,4 ha, Quận 7: 4,1 ha, Quận 2: 0,5 ha . Trong đó, diện tích gieo trồng rau muống hạt là 148,7 ha, rau muống nước là 2.208,8 ha.

c) Cây trồng khác vụ Đông Xuân 2016 – 2017

- Hoa lan, cây kiểng: diện tích gieo trồng là 944,8 ha. Trong đó có 200,7 ha hoa lan; 481,2 ha hoa mai.

- Cây trồng khác: Diện tích canh tác cây lương thực 891,7 ha; cây công nghiệp 2.911,1   ha; Cây ăn trái: 5.509,4 ha.


II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI (SVH)

1. Trên cây lúa vụ Đông xuân 2016 – 2017

Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên lúa vụ Đông xuân 2016 – 2017   872,9 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 989,2 ha). Các sinh vật hại chủ yếu là rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu phao, bọ trĩ, OBV và chuột . Mật số rầy nâu trên đồng ruộng trung bình 700 – 1.000 con/m2, có 25 ha mật số trên 3.000 con/m2 (xã Trung Lập Hạ huyện Củ Chi), các sinh vật hại khác ở mức nhiễm nhẹ.

- Bọ xít hôi : gây hại trên 121,2 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 157,5 ha) .

- Sâu cuốn lá : gây hại trên 149,5 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước ( 107 ha) .

- Chuột: gây hại trên 63,5 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước ( 56 ha) .

- OBV: gây hại trên 332 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 524 ha) .

- Đạo ôn: gây hại trên 111,7 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước ( 96,7 ha) .

- Đốm vằn: gây hại trên 42 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước ( 41,5 ha) .

2 . Trên cây rau vụ Đông Xuân 2016-2017

Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên rau vụ Đông xuân 923,1 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (961,4 ha) , trong đó diện tích phòng trừ là 475,7 ha chiếm 51,5 % diện tích nhiễm sinh vật hại . Các sinh vật hại chủ yếu là sâu ăn tạp, sâu xanh, rầy xám, dòi đục lá, bệnh rỉ trắng, bệnh vàng lá và OBV. C ác sinh vật hại đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.

- Sâu xanh : gây hại trên 97,6 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (94,8 ha)

- Sâu ăn tạp: gây hại trên 1 64 , 1 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (1 28 , 2 ha)

- Rầy xám : gây hại trên 62,9 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước ( 50,5 ha)

- Bệnh rỉ trắng: gây hại trên 60 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước ( 50 , 3 ha)

- OBV : gây hại trên 325,6 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 358,5 ha)

3 . Một số đối tượng sinh vật hại cần lưu ý trên cây trồng khác

        - Tổng diện tích bị sâu đục thân ( Chilo suppressalis) gây hại trên mía là 24,5 ha, chiếm 2,7 % tổng DTCT mía (890,5 ha). Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục thân mình hồng ( Sesamia spp.) gây hại trên mía.

        - Chưa phát hiện diện tích bị rệp sáp bột hồng ( Phenacoccus manihoti) gây hại trên cây khoai mì (DTGT – 592,1 ha).

        - Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục quả ( Prays citriCitripestis sagittiferella) gây hại trên cây có múi (DTGT – 713,5 ha).

        - Chưa phát hiện diện tích bị nhiễm bệnh chổi rồng (do nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi làm véc tơ truyền bệnh) trên nhãn (DTGT – 56,2 ha).

        - Tổng diện tích bị Bọ cánh cứng gây hại trên cây dừa là 1,6 ha, chiếm 0,3% tổng DTCT cây dừa (501,1 ha), chưa phát hiện diện tích bị bọ vòi voi gây hại trên cây dừa.

       


III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI

1. C ây lúa

a) Rầy nâu

Hiện có nhiều lứa rầy gối nhau trên đồng ruộng, tuổi rầy phổ biến là tuổi 5 - trưởng thành và một số rầy mới nở , b à con nông dân cần theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp quản lý rầy nâu đạt hiệu quả khi mật số rầy cao từ 3.000 con/m2 (hay 3 con/tép) trở lên.

- Đối với trà lúa giai đoạn mạ tùy theo diễn biến rầy nâu di trú để có các biện pháp xử lý phù hợp (che chắn nước….)   hạn chế lây lan bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá trên lúa Hè thu sớm 2017.

- Chú ý phòng trừ rầy nâu trên các trà lúa Đông xuân từ đẻ nhánh đến làm đòng.

b) Bệnh vàng lùn lùn xoắn lá

C ần khuyến cáo bà con quản lý tốt nguồn rầy tại chỗ trên đồng ruộng và rầy nâu trưởng thành di trú nhằm tránh sự lây truyền, phát tán nguồn bệnh sang các trà lúa vụ Đông xuân từ giai đoạn mạ đến đẻ nhánh trên đồng ruộng .

c) Sinh vật hại khác

Hiện nay thời tiết ban đêm se lạnh, trưa nắng nóng là điều kiện thích hợp cho các loại bệnh phát triển gây hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông và đốm vằn trên lúa Đông Xuân. Cần kiểm tra ruộng hàng ngày để phát hiện và phun thuốc trừ bệnh kịp thời.

Khi có bệnh đạo ôn xuất hiện cần tích cực phun để phòng trị bệnh, khi phun thuốc cần đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và không nên phun thuốc phối trộn phân bón lá với thuốc trị bệnh đạo ôn, những ruộng xuất hiện bệnh đạo ôn lá phải hạn chế việc bón thêm phân đạm, luôn giữ đủ nước trong ruộng.

Ngoài các đối tượng trên cần lưu ý phòng ngừa đối với sâu cuốn lá và OBV, chuột trên lúa Đông xuân giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng và bọ xít hôi trên lúa giai đoạn trổ.

2. Trên rau

Thời tiết hiện nay là điều kiện thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại, nên các vùng chuyên canh rau cần lưu ý các loại sâu bệnh gây hại như bọ nhảy, sâu xanh, dòi đục lá trên cải; bọ trĩ, rầy xanh, bệnh phấn vàng, bệnh vàng lá trên khổ qua - dưa leo; rầy xám, bệnh gỉ trắng trên rau muống nước ... để có biện pháp phòng trừ thích hợp.

3 . Cây trồng khác

  - Cây xoài: sâu đục cành, bệnh thán thư

  - Cây mai vàng: bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá, rong rêu

  - Cây hoa lan: muỗi đục bông, bệnh vàng lá chân

- Cây lài: sâu đục bông, bệnh thối tím bông

- Cây bắp: sâu đục thân, bệnh đốm lá, sâu đục trái

- Cây đậu phộng: sâu khoang, sâu xanh da láng, bệnh đốm lá và bệnh gỉ sắt.

IV. ĐỀ NGHỊ

1. Cây lúa

- Đối với các trà lúa từ 40 ngày đến 55 ngày tuổi, đề nghị các Trạm BVTV khuyến cáo nông dân thăm ruộng và phòng trừ tại nơi có mật số rầy 3 – 5 con/tép, khi rầy tuổi 2, tuổi 3. Lưu ý các giống nhiễm rầy nặng như Jasmine 85, lúa thơm,.....

- Đối với các trà lúa trổ đều đến chín cần hạn chế tối đa việc phun thuốc hoá học vì rất khó diệt được rầy nâu. Khi lúa đã trổ việc phun thuốc sẽ không có hiệu quả và có thể gây ra tình trạng cháy rầy tại những ruộng đã phun thuốc.

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho nông dân về sử dụng thuốc BVTV theo “4 đúng”, hạn chế việc phun thuốc trừ rầy nâu, trừ sâu khi mật độ thấp, nhằm tránh tình trạng bộc phát của rầy nâu trên trà lúa đòng – trổ trở đi.

- Tiếp tục theo dõi chặt diễn biến rầy nâu di trú vào đèn đợt đầu tháng 3/2017.

- Các Trạm BVTV quận, huyện khuyến cáo bà con xuống giống lúa cần đảm bảo thời gian giãn vụ, cày ải, phơi đất ngay sau thu hoạch lúa Đông Xuân 201 6 – 201 7 tối thiểu là 15 ngày để bảo đảm an toàn về mặt dịch hại cũng như năng suất lúa Hè Thu 201 7 sau này.

  2. Cây trồng khác

- Thông báo tình hình sinh vật hại cây rau, cây ăn trái, cây hoa lan, cây kiểng... trên các phương tiện thông tin đại chúng để vận động nông dân kiểm tra đồng ruộng phát hiện sớm và tố chức phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 10,813,164
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây