THÔNG BÁO
I.
TÌNH HÌNH THỜI
TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
1. Tình hình thời tiết tuần đầu tháng 3 năm 2013
Thời tiết Nam bộ trời nhiều mây, ban ngày trời nắng nóng, chiều và tối có nơi có mưa rào nhẹ.
- Nhiệt độ : trung bình 27 – 28 oC, thấp nhất từ 21 – 22 oC, cao nhất 36 – 37 oC.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình phổ biến 61 – 79 %
- Lượng mưa: 0 – 5 mm
- Độ mặn dự báo: 14,2 ‰
2 . Tiến độ sản xuất cây trồng (tính đến ngày 12/03/2013 )
- Cây lúa: đã có 5.360,5 ha lúa ĐX xuống giống tại Quận 9 (74,5 ha), huyện Hóc Môn (859 ha) huyện Củ Chi (4.327 ha) và Bình Tân (100 ha). Trong đó DT lúa đang giai đoạn mạ 53 ha; đẻ nhánh 290 ha, làm đòng 1.182 ha, trổ 1.1576,5 ha, chín 1.105,5 ha, thu hoạch 1153,5 ha.
- Cây rau: DTGT là 5.492,82 ha, trong đó có 2.370,5 ha trồng rau muống nước và 157,4 ha trồng rau muống hạt.
- Cây trồng khác:
Bắp: 767,3 ha; Đậu phộng: 72,6 ha; Cây công nghiệp 3.151,1 ha; Hoa, cây kiểng: 756,7 ha; Cây ăn trái: 4.112,3 ha.
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI (SVH)
1. Cây lúa
Tổng DT nhiễm SVH trên lúa vụ Đông xuân là 1.489,7 ha, thấp hơn so với tuần trước (1.529,4 ha). SVH chủ yếu là sâu cuốn lá, bọ xít hôi, OBV, chuột, bệnh đạo ôn, đốm vằn. Các SVH đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ
- Rầy nâu: diện tích nhiễm 200 ha, cao hơn so với tuần trước (174 ha). Phần lớn RN trên đồng ruộng đang giai đoạn tuổi 2 - tuổi 3. Mật số rầy ở mức nhiễm nhẹ 700 – 1.000 con/m2. Riêng xã Tân Tạo huyện Bình Chánh có 5 ha nhiễm trung bình 1.500-3000 con/m2
- Sâu cuốn lá nhỏ : DT nhiễm là 224,6 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (160,5 ha). Mật số phổ biến từ 5 – 10 con/m2, hiện sâu cuốn lá nhỏ đang giai đoạn tuổi 2 – 3.
- Bọ xít hôi: DT nhiễm là 156,6 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (300 ha)
- OBV gây hại trên 660,2 ha lúa, thấp hơn so với tuần trước (759,2 ha)
- Bệnh
đạo ôn diện tích nhiễm 100,4 thấp hơn so với cùng kỳ năm trước
(162,5 ha).
- Bệnh
đốm vằn diện tích nhiễm 47,9 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước
(118,8 ha).
2. Cây rau
Tổng DT nhiễm SVH trên rau là 1.008,8 thấp hơn so với tuần trước (1.065,7 ha). SVH chủ yếu là sâu ăn tạp, sâu xanh, rầy xanh, bọ nhảy, bệnh rỉ trắng, bệnh phấn vàng, vàng lá và OBV. Các SVH đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.
- Sâu ăn tạp gây hại trên 142,5 ha, thấp hơn so với tuần trước (154,3 ha)
- Sâu xanh gây hại trên 88,3 ha, thấp hơn so với tuần trước (104,8 ha)
- Rầy xanh gây hại trên 57,5 ha, thấp hơn so với tuần trước (64,5 ha)
- Bọ phấn gây hại trên 44 ha, thấp hơn so với tuần trước (46 ha)
- Bệnh rỉ trắng: DT nhiễm 37,7 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (48,6 ha).
- Bệnh vàng lá : DT nhiễm 43,4 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (61,2 ha).
III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI
1. Trên cây lúa
*Rầy nâu
Hiện đang có nhiều lứa rầy gối nhau trên đồng ruộng, phần lớn RN trên đồng ruộng đang giai đoạn tuổi 2 – 3. Sang tuần rầy ở tuổi 3 – 4 d o đó cần chú ý thường xuyên theo dõi mật số rầy nâu trên đồng ruộng và tình hình RN trưởng thành vào đèn để có biện pháp phòng trừ kịp thời ( mật số rầy từ 3.000 con/m2 và ở tuổi 2,3).
* Các Sinh vật hại khác
- Bệnh đạo ôn lá, đốm vằn và bệnh đạo ôn cổ bông tiếp tục phát sinh và gây hại trên trà lúa đẻ nhánh đến làm đòng. Chú ý theo dõi những ruộng sử dụng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa đạm, nếu trên lá có xuất hiện vết bệnh điển hình thì tiến hành phun thuốc đặc trị bệnh đạo ôn. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông có phun ngừa lúc lúa trổ lẹt xẹt và phun lại sau khi lúa trổ đều.
Ngoài các đối tượng trên cần lưu ý phòng ngừa đối với sâu phao, bọ trĩ, OBV, chuột và sâu cuốn lá trên lúa Đông xuân giai đoạn đẻ nhánh – đòng..
2. Trên rau
Với biên độ nhiệt độ chênh lệch như hiện nay: nắng nóng vào ban ngày và hơi lạnh vào ban đêm, là điều kiện thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại, nên các vùng chuyên canh rau cần lưu ý các loại sâu bệnh gây hại như bọ nhảy, sâu xanh, dòi đục lá trên cải; rầy xanh, bệnh phấn vàng, bệnh vàng lá trên khổ qua - dưa leo; rầy xám, bệnh gỉ trắng trên rau muống nước ... để có biện pháp phòng trừ thích hợp.
3 . Cây trồng khác
- Cây xoài: sâu đục cành, bệnh thán thư
- Cây mai vàng: bệnh nấm hồng, bệnh gỉ sắt, nhện đỏ
- Cây hoa lan: muỗi đục bông, bệnh vàng lá chân
- Cây lài: sâu đục bông, bệnh thối tím bông, nhện đỏ
- Cây bắp: sâu đục thân, bệnh đốm lá, sâu đục trái
- Cây đậu phộng: sâu khoang, sâu xanh da láng, bệnh đốm lá và bệnh gỉ sắt.
IV. ĐỀ NGHỊ
- Đề nghị các Trạm BVTV quận, huyện tập trung theo dõi mật số rầy trên ruộng và lượng rầy di trú để có khuyến cáo biện pháp phòng trừ thích hợp. Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu trên đồng ruộng và mật số rầy di trú, có biện pháp phòng trừ rầy tại những nơi có mật số rầy cao (rầy ở tuổi 2 – 3, với mật số trên 3 con/tép). Khuyến cáo nông dân hạn chế phun thuốc k hi lúa đã trổ việc phun thuốc sẽ không có hiệu quả và có thể gây ra tình trạng cháy rầy tại những ruộng đã phun thuốc.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho nông dân về sử dụng thuốc BVTV theo “4 đúng”, hạn chế việc phun thuốc trừ RN, trừ sâu khi mật độ thấp, nhằm tránh tình trạng bộc phát của RN trên trà lúa đòng – trổ trở đi.
- Tiếp tục theo dõi chặt diễn biến RN di trú vào đèn đợt cuối tháng 3/2013.
- Thông báo tình hình SVH cây rau, cây ăn trái, cây hoa lan, cây kiểng... trên các phương tiện thông tin đại chúng để vận động nông dân kiểm tra đồng ruộng phát hiện sớm và tố chức phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng./.Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn