THÔNG BÁO
- Nhiệt độ : trung bình 28 – 29oC, thấp nhất từ 21 – 22 oC, cao nhất 35 – 37oC.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình phổ biến 63 - 78 %.
- Lượng mưa: 10 – 20 mm.
- Tình hình xâm nhập mặn: Hệ sông Nhà Bè – Đồng Nai (mũi Nhà Bè): độ mặn cao nhất 13,7 ‰, trung bình 11,8 ‰; Hệ sông Sài Gòn (cầu Thủ Thiêm): độ mặn cao nhất 6,3 ‰, trung bình 6,03 ‰; Khu vực Bình Chánh (Cầu Ông Thìn): độ mặn cao nhất 13,7 ‰, trung bình 11,8 ‰; Khu vực Kênh C: độ mặn cao nhất 9,04 ‰, trung bình 8,7 ‰; Khu vực Kênh Xáng – An Hạ: độ mặn cao nhất 4,3 ‰, trung bình 3,98 ‰;Khu vực Quận 1,2,3, 9: độ mặn cao nhất 8,0 ‰, trung bình 7,8 ‰;
- Tình hình nhiễm chua (pH): độ pH các sông rạch đạt trung bình là 6,8.
2 . Tiến độ sản xuất cây trồng
a) Cây lúa
Cây lúa vụ Đông Xuân đã xuống giống được 4.597,1 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (4.886 ha) trong đó huyện Củ Chi 3.659 ha, huyện Hóc Môn 769 ha, quận Bình Tân 100 ha, Quận 9: 69,1 ha. Các giai đoạn lúa: 35 ha mạ, 65 ha đẻ nhánh, 627 ha làm đòng, 1.238 ha trổ, 1.442 ha chín và 1.190,1 ha thu hoạch.
b) Cây rau
DTGT rau Đông xuân 2015 – 2016 là 5.643,2 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (5.965,1 ha) trong đó huyện Củ Chi 2.091,5 ha, Bình Chánh 995,8 ha, Bình Tân 58,8 ha, Hóc Môn 1.379,9 ha, Quận 12: 944,9 ha, Thủ Đức 74,7 ha, Quận 9: 42,5 ha, Quận 2: 1,4 ha, Cần Giờ 31,6 ha, Nhà Bè 18,6 ha, Quận 7: 3,5 ha.
Trong đó, diện tích gieo trồng rau muống hạt là 175,5 ha, rau muống nước là 2.6673,2 ha.
c) Cây trồng khác
- Hoa lan, cây kiểng: DTGT là 934,9 ha. Trong đó có 163,5 ha hoa lan; 474,5 ha hoa mai.
- Cây trồng khác: Cây lương thực 379,1 ha; cây công nghiệp 3.456 ha; Cây ăn trái: 5.243 ha.
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI (SVH)
1. Trên cây l úa
Tổng diện tích nhiễm SVH trên lúa vụ ĐX 2015 – 2016 là 963,5 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (1.032,4 ha). Các SVH chủ yếu là rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ xít hôi, bệnh đạo ôn, đốm vằn, OBV và chuột. Toàn bộ đều ở mức nhiễm nhẹ.
- Sâu cuốn lá: gây hại trên 81 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (51,5 ha)
- Bọ xít hôi : gây hại trên 154 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (106 ha)
- Bệnh đạo ôn: gây hại trên 86,7 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (75,7 ha)
- Bệnh đốm vằn : gây hại trên 55,5 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (49,5 ha).
- Chuột : gây hại trên 46,3 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (28,2 ha)
- OBV : gây hại trên 534 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (636 ha)
2. Trên cây rau vụ Đông xuân
Tổng DT nhiễm SVH trên rau Đông xuân là 940,8 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (906,7 ha ), trong đó DT phòng trừ là 545,18 ha chiếm 57,9 % DT nhiễm SVH. Các SVH chủ yếu là sâu ăn tạp, sâu xanh, rầy xám, dòi đục lá, bệnh rỉ trắng, bệnh vàng lá và OBV. Các SVH đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.
- Sâu xanh: gây hại trên 88,8 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (89,5 ha)
- Sâu ăp tạp : gây hại trên 131,2 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (135,8 ha)
- Bọ trĩ: gây hại trên 37,9 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (33,7 ha)
- Rầy xanh: gây hại trên 56,7 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (47,3 ha)
- Rầy xám: gây hại trên 48,6 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (44,6 ha)
- Bệnh rỉ trắng: gây hại trên 42 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (30,4 ha)
- OBV : gây hại trên 358,5 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (385,2 ha)
3. Một số đối tượng sinh vật hại cần lưu ý trên cây trồng khác
- Tổng diện tích bị sâu đục thân 4 vạch ( Chilo tumidicostalis) gây hại trên mía là 4,1 ha, chiếm 0,2 % tổng DTCT mía (992,5 ha). Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục thân mình hồng (Sesamia spp. ) gây hại trên mía.
- Chưa phát hiện diện tích bị rệp sáp bột hồng ( Phenacoccus manihoti) gây hại trên cây khoai mì (sắn DTGT – 22,1 ha).
- Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục quả ( Prays citri và Citripestis sagittiferella) gây hại trên cây có múi (DTGT – 306,3 ha).
- Chưa phát hiện diện tích bị nhiễm bệnh chổi rồng (do nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi làm véc tơ truyền bệnh) trên nhãn (DTGT – 24,61 ha).
- Tổng diện tích bị Bọ cánh cứng gây hại trên cây dừa là 28,57 ha, chiếm 6,4% tổng DTCT cây dừa (488,4 ha), chưa phát hiện diện tích bị bọ vòi voi gây hại trên cây dừa.
III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI
1. Trên cây lúa
a) Rầy nâu : hiện tại trên đồng ruộng có nhiều lứa rầy gối nhau, phần lớn RN trên đồng ruộng đang giai đoạn tuổi T2-T3, đây là giai đoạnrầy mẫn cảm nhất với thuốc BVTV, mật số rầy nâu trên đồng ruộng thấp 700 - 1000 con/m2 , do đó cần chú ý thường xuyên theo dõi sát mật số rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Nếu mật số rầy từ 3.000 con/m2 và ở tuổi 2,3 thì hãy tiến hành phun xịt để đạt hiệu quả phòng trừ tốt nhất.
b) Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL ): lúa Đông xuân 2015 – 2016 chủ yếu đang trong giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, bên cạnh đó rầy tuổi trưởng thành di trú nương theo gió mùa Đông Bắc, vì vậy cần có biện pháp kịp thời phòng trị lứa rầy mang mầm bệnh di trú.
c) Các Sinh vật hại khác
- Sâu cuốn lá nhỏ: Trong tuần sau sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn tuổi 1 – 3 do đó cần khuyến cáo bà con thăm đồng để phòng trừ sâu cuốn lá tập trung ở lúa giai đoạn sau 45 ngày tuổi.
- Bệnh đạo ôn lá, đốm vằn và bệnh đạo ôn cổ bông tiếp tục phát sinh và gây hại trên trà lúa đẻ nhánh đến làm đòng. Chú ý theo dõi những ruộng sử dụng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa đạm, nếu trên lá có xuất hiện vết bệnh điển hình thì tiến hành phun thuốc đặc trị bệnh đạo ôn. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông có phun ngừa lúc lúa trổ lẹt xẹt và phun lại sau khi lúa trổ đều.
Ngoài các đối tượng trên cần lưu ý phòng ngừa đối với sâu phao, bọ trĩ, OBV, và chuột trên lúa Đông xuân giai đoạn mạ và đẻ nhánh.
2. Trên cây rau
Với biên độ nhiệt độ chênh lệch như hiện nay: nắng nóng vào ban ngày và trời mát vào ban đêm, là điều kiện thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại, nên các vùng chuyên canh rau cần lưu ý các loại sâu bệnh gây hại như bọ nhảy, sâu xanh, dòi đục lá trên cải; rầy xanh, bệnh phấn vàng, bệnh vàng lá trên khổ qua - dưa leo; rầy xám, bệnh gỉ trắng trên rau muống nước ... để có biện pháp phòng trừ thích hợp .
3. Cây trồng khác
a) Một số đối tượng sinh vật hại cần lưu ý
Trạm BVTV các quận, huyện cần khuyến cáo bà con nông dân chú ý, phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng sau: Rệp sáp bột hồng hại sắn ( Phenacoccus manihoti); Sâu đục quả cây có múi ( Prays citri và Citripestis sagittiferella); Bệnh chổi rồng nhãn – chôm chôm (do nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi làm véc tơ truyền bệnh); Sâu đục thân mía (sâu đục thân 4 vạch Chilo tumidicostalis, sâu đục thân mình hồng Sesamia spp., sâu đục thân mình tím).
b) Cây trồng khác
- Cây mai vàng: bo trĩ, bệnh gỉ sắt, rong rêu, …
- Cây hoa lan: bọ trĩ, bệnh thối đọt, bệnh thán thư, bệnh đốm lá, bệnh thối nhũn phát sinh gây hại mạnh trên lan hồ điệp, dendro, mokara,…
- Cây mía: bệnh huyết dụ, sâu đục thân,…
- Cây đậu phộng: rầy mềm, sâu khoang, bệnh gỉ sắt,...
IV. ĐỀ NGHỊ
1. Cây lúa
- Đối với các trà lúa từ 40 ngày đến 55 ngày tuổi, đề nghị các Trạm BVTV khuyến cáo nông dân thăm ruộng và phòng trừ tại nơi có mật số rầy 3 – 5 con/tép, khi rầy tuổi 2, tuổi 3. Lưu ý các giống nhiễm rầy nặng như Jasmine 85, lúa thơm,.....
- Đối với các trà lúa trổ đều đến chín cần hạn chế tối đa việc phun thuốc hoá học vì rất khó diệt được RN. Khi lúa đã trổ việc phun thuốc sẽ không có hiệu quả và có thể gây ra tình trạng cháy rầy tại những ruộng đã phun thuốc.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho nông dân về sử dụng thuốc BVTV theo “4 đúng”, hạn chế việc phun thuốc trừ RN, trừ sâu khi mật độ thấp, nhằm tránh tình trạng bộc phát của RN trên trà lúa đòng – trổ trở đi.
- Các Trạm BVTV quận, huyện khuyến cáo bà con nông dân sử dụng nước tưới tiết kiệm, tình hình hạn, xâm nhập mặn để khi xuống giống cây lúa thuận lợi phát triển; cần đảm bảo thời gian giãn vụ, cày ải, phơi đất ngay sau thu hoạch lúa Đông Xuân 2015 - 2016 tối thiểu là 15 ngày để bảo đảm an toàn về mặt dịch hại cũng như năng suất lúa Hè Thu 2016 sau này.
2. Cây trồng khác
- Thông báo tình hình SVH cây rau, cây ăn trái, cây hoa lan, cây kiểng... trên các phương tiện thông tin đại chúng để vận động nông dân kiểm tra đồng ruộng phát hiện sớm và tố chức phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Đề nghị các Trạm BVTV quận, huyện phối hợp với phòng Kinh tế các quận, huyện theo dõi tình hình hạn, xâm nhập mặn tại các vùng sản xuất để khuyên cáo nông dân thời điểm xuống giống hoặc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với tình hình thời tiết./.tiết Nam Bộ: nắng nóng, ít mưa, tuy nhiên do tác động của gió đông nên vẫn có ngày xuất hiện mưa nhỏ trái mùa. Gió đông bắc cấp 5 - 6.- Nhiệt độ : trung bình 27 – 28oC, thấp nhất từ 22 – 23 oC, cao nhất 34 – 36oC.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình phổ biến 63 - 78 %.
- Lượng mưa: 10 – 20 mm.
- Tình hình xâm nhập mặn: Hệ sông Nhà Bè – Đồng Nai: độ mặn cao nhất 12,6 ‰, trung bình 7,7 ‰; Hệ sông Sài Gòn: độ mặn cao nhất 5,8 ‰, trung bình 7,7 ‰; Khu vực Bình Chánh: độ mặn cao nhất 1,8 ‰, trung bình 0,8 ‰; Khu vực Quận 1,2,3, 9: độ mặn cao nhất 7,7 ‰, trung bình 4,2 ‰;
- Tình hình nhiễm chua (pH): độ pH các sông rạch trên địa bàn thành phố đạt trung bình là 6,8.
2 . Tiến độ sản xuất cây trồng
2.1 Cây lúa
Cây lúa vụ Đông Xuân đã xuống giống được 4.562,1 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (4.674 ha) trong đó huyện Củ Chi 3.624 ha, huyện Hóc Môn 769 ha, quận Bình Tân 100 ha, Quận 9: 69,1 ha. Các giai đoạn lúa: 139 ha đẻ nhánh, 947 ha làm đòng, 1.692 ha trổ, 1.115,6 ha chín và 688,5 ha thu hoạch.
2.2 Cây rau
DTGT rau Đông xuân 2015 – 2016 là 5.446,1 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (5.778,4 ha) trong đó huyện Củ Chi 2.019,2 ha, Bình Chánh 993,1 ha, Bình Tân 58,7 ha, Hóc Môn 1.313,2 ha, Quận 12: 893,3 ha, Thủ Đức 71,6 ha, Quận 9: 41,9 ha, Quận 2: 1,4 ha, Cần Giờ 31,6 ha, Nhà Bè 18,6 ha, Quận 7: 3,5 ha.
Trong đó, diện tích gieo trồng rau muống hạt là 170,7 ha, rau muống nước là 2.533,6 ha.
2.3 Cây trồng khác
- Hoa lan, cây kiểng: DTGT là 934,9 ha. Trong đó có 163,5 ha hoa lan; 474,5 ha hoa mai.
- Cây trồng khác: Cây lương thực 379,1 ha; cây công nghiệp 3.456 ha; Cây ăn trái: 5.243 ha.
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI (SVH)
1. Trên cây l úa
Tổng diện tích nhiễm SVH trên lúa vụ ĐX 2015 – 2016 là 1.034 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (1.077,2 ha). Các SVH chủ yếu là rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ xít hôi, bệnh đạo ôn, đốm vằn, OBV và chuột. Toàn bộ đều ở mức nhiễm nhẹ.
- Sâu cuốn lá: gây hại trên 112 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (87,7 ha)
- Bọ xít hôi : gây hại trên 132,5 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (108,5 ha)
- Bệnh đạo ôn: gây hại trên 88,2 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (77,1 ha)
- Bệnh đốm vằn : gây hại trên 54 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (53,2 ha).
- Chuột : gây hại trên 50 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (44,7 ha)
- OBV : gây hại trên 591 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (699 ha)
2. Trên cây rau vụ Đông xuân
Tổng DT nhiễm SVH trên rau Đông xuân là 941,6 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (884,2 ha ), trong đó DT phòng trừ là 587,48 ha chiếm 62,4 % DT nhiễm SVH. Các SVH chủ yếu là sâu ăn tạp, sâu xanh, rầy xám, dòi đục lá, bệnh rỉ trắng, bệnh vàng lá và OBV. Các SVH đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.
- Sâu xanh: gây hại trên 88,2 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (84,6 ha)
- Sâu ăp tạp : gây hại trên 127,7 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (126,1 ha)
- Bọ trĩ: gây hại trên 37,9 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (31,7 ha)
- Rầy xanh: gây hại trên 57,1 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (44,8 ha)
- Rầy xám: gây hại trên 49,6 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (44,2 ha)
- Bệnh rỉ trắng: gây hại trên 47,4 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (27,5 ha)
- OBV : gây hại trên 358,5 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (385,2 ha)
3. Một số đối tượng sinh vật hại cần lưu ý trên cây trồng khác
- Tổng diện tích bị sâu đục thân 4 vạch ( Chilo tumidicostalis) gây hại trên mía là 4,1 ha, chiếm 0,2 % tổng DTCT mía (992,5 ha). Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục thân mình hồng (Sesamia spp. ) gây hại trên mía.
- Chưa phát hiện diện tích bị rệp sáp bột hồng ( Phenacoccus manihoti) gây hại trên cây khoai mì (sắn DTGT – 22,1 ha).
- Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục quả ( Prays citri và Citripestis sagittiferella) gây hại trên cây có múi (DTGT – 306,3 ha).
- Chưa phát hiện diện tích bị nhiễm bệnh chổi rồng (do nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi làm véc tơ truyền bệnh) trên nhãn (DTGT – 24,61 ha).
- Tổng diện tích bị Bọ cánh cứng gây hại trên cây dừa là 28,57 ha, chiếm 6,4% tổng DTCT cây dừa (488,4 ha), chưa phát hiện diện tích bị bọ vòi voi gây hại trên cây dừa.
III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI
1. Trên cây lúa
* Rầy nâu : hiện tại trên đồng ruộng có nhiều lứa rầy gối nhau, phần lớn RN trên đồng ruộng đang giai đoạn tuổi TT-T1. Mật số rầy nâu trên đồng ruộng thấp 700 - 1000 con/m2. Rầy nâu vẫn tiếp tục di trú rải rác cho đến đầu tháng 3/2016 , do đó cần chú ý thường xuyên theo dõi sát mật số rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Nếu mật số rầy từ 3.000 con/m2 và ở tuổi 2,3 thì hãy tiến hành phun xịt để đạt hiệu quả phòng trừ tốt nhất.
* Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL ): Lúa Đông xuân 2015 – 2016 chủ yếu đang trong giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, bên cạnh đó rầy tuổi trưởng thành di trú nương theo gió mùa Đông Bắc, vì vậy cần có biện pháp kịp thời phòng trị lứa rầy mang mầm bệnh di trú.
* Các Sinh vật hại khác
- Sâu cuốn lá nhỏ: Trong tuần sau sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn tuổi 1 – 3 do đó cần khuyến cáo bà con thăm đồng để phòng trừ sâu cuốn lá tập trung ở lúa giai đoạn sau 45 ngày tuổi.
- Bệnh đạo ôn lá, đốm vằn và bệnh đạo ôn cổ bông tiếp tục phát sinh và gây hại trên trà lúa đẻ nhánh đến làm đòng. Chú ý theo dõi những ruộng sử dụng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa đạm, nếu trên lá có xuất hiện vết bệnh điển hình thì tiến hành phun thuốc đặc trị bệnh đạo ôn. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông có phun ngừa lúc lúa trổ lẹt xẹt và phun lại sau khi lúa trổ đều.
Ngoài các đối tượng trên cần lưu ý phòng ngừa đối với sâu phao, bọ trĩ, OBV, và chuột trên lúa Đông xuân giai đoạn mạ và đẻ nhánh.
2. Trên cây rau
Với biên độ nhiệt độ chênh lệch như hiện nay: nắng nóng vào ban ngày và trời mát vào ban đêm, là điều kiện thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại, nên các vùng chuyên canh rau cần lưu ý các loại sâu bệnh gây hại như bọ nhảy, sâu xanh, dòi đục lá trên cải; rầy xanh, bệnh phấn vàng, bệnh vàng lá trên khổ qua - dưa leo; rầy xám, bệnh gỉ trắng trên rau muống nước ... để có biện pháp phòng trừ thích hợp .
3. Cây trồng khác
3.1 Một số đối tượng sinh vật hại cần lưu ý
Trạm BVTV các quận, huyện cần khuyến cáo bà con nông dân chú ý, phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng sau: Rệp sáp bột hồng hại sắn ( Phenacoccus manihoti); Sâu đục quả cây có múi ( Prays citri và Citripestis sagittiferella); Bệnh chổi rồng nhãn – chôm chôm (do nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi làm véc tơ truyền bệnh); Sâu đục thân mía (sâu đục thân 4 vạch Chilo tumidicostalis, sâu đục thân mình hồng Sesamia spp., sâu đục thân mình tím).
2.2 Cây trồng khác
- Cây mai vàng: bo trĩ, bệnh gỉ sắt, rong rêu, …
- Cây hoa lan: bọ trĩ, bệnh thối đọt, bệnh thán thư, bệnh đốm lá, bệnh thối nhũn phát sinh gây hại mạnh trên lan hồ điệp, dendro, mokara,…
- Cây mía: bệnh huyết dụ, sâu đục thân,…
- Cây đậu phộng: rầy mềm, sâu khoang, bệnh gỉ sắt,...
IV. ĐỀ NGHỊ
1. Cây lúa
- Đối với các trà lúa từ 40 ngày đến 55 ngày tuổi, đề nghị các Trạm BVTV khuyến cáo nông dân thăm ruộng và phòng trừ tại nơi có mật số rầy 3 – 5 con/tép, khi rầy tuổi 2, tuổi 3. Lưu ý các giống nhiễm rầy nặng như Jasmine 85, lúa thơm,.....
- Đối với các trà lúa trổ đều đến chín cần hạn chế tối đa việc phun thuốc hoá học vì rất khó diệt được RN. Khi lúa đã trổ việc phun thuốc sẽ không có hiệu quả và có thể gây ra tình trạng cháy rầy tại những ruộng đã phun thuốc.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho nông dân về sử dụng thuốc BVTV theo “4 đúng”, hạn chế việc phun thuốc trừ RN, trừ sâu khi mật độ thấp, nhằm tránh tình trạng bộc phát của RN trên trà lúa đòng – trổ trở đi.
- Tiếp tục theo dõi chặt diễn biến RN di trú vào đèn đợt đầu tháng 3/2016.
- Các Trạm BVTV quận, huyện khuyến cáo bà con nông dân sử dụng nước tưới tiết kiệm, tình hình hạn, xâm nhập mặn để khi xuống giống cây lúa thuận lợi phát triển; cần đảm bảo thời gian giãn vụ, cày ải, phơi đất ngay sau thu hoạch lúa Đông Xuân 2015 - 2016 tối thiểu là 15 ngày để bảo đảm an toàn về mặt dịch hại cũng như năng suất lúa Hè Thu 2016 sau này.
2. Cây trồng khác
- Thông báo tình hình SVH cây rau, cây ăn trái, cây hoa lan, cây kiểng... trên các phương tiện thông tin đại chúng để vận động nông dân kiểm tra đồng ruộng phát hiện sớm và tố chức phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
- Đề nghị các Trạm BVTV quận, huyện phối hợp với phòng Kinh tế các quận, huyện theo dõi tình hình hạn, xâm nhập mặn tại các vùng sản xuất để khuyên cáo nông dân thời điểm xuống giống hoặc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với tình hình thời tiết./.Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn