THÔNG BÁO
I. TÌNH HÌNH CÂY TRỒNG
1. V ụ Đông Xuân 2010 – 2011 (tính đến ngày 06/04/2011)
Cây lúa
DT lúa sạ, cấy là 5.408 ha (Quận 9: 87 ha, Hóc Môn: 828 ha, Củ Chi: 4.415 ha, Bình Tân: 78 ha). Trong đó cây lúa giai đoạn làm đòng 16 ha, trổ 816 ha, chín 1.365 ha và thu hoạch 3211 ha.
Cơ cấu giống lúa vụ Đông xuân 2010 – 2011 chủ yếu là: OM576 (12,0%), OM 3536 (16,2%), VND 99-3 (16,8%), OM 4900 (22,1%).
Cây trồng khác
- Cây rau: 5.115 ha, trong đó có 2.076 ha trồng rau muống nước và 94 ha trồng rau muống hạt.
- Cây bắp: 568 ha, năng suất đạt 7 - 7,5 tấn/ha (bắp lai), 4 tấn/ha (giống địa phương).
- Cây đậu phộng: 169 ha, năng suất đạt 2,8 – 3 tấn/ha.
1. V ụ Hè thu 2011 (tính đến ngày 06/04/2011)
- Cây lúa: DT sạ, cấy là 100 ha (Củ Chi: 97 ha, Bình Tân: 03 ha).
- Cây rau: 567 ha, trong đó có 275 ha trồng rau muống nước và 85 ha trồng rau muống hạt.
- Cây bắp: 5 ha.
- Cây đậu phộng: 1 ha
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI (SVGH) THÁNG 04 NĂM 2011
1. Trên cây lúa Đông xuân 2010 - 2011
a) Rầy nâu (RN)
Tổng diện tích nhiễm RN trong tháng 04 là 553 ha (Hóc Môn, Củ Chi), trong đó có 464 ha nhiễm nhẹ và 89 ha nhiễm trung bình. DT nhiễm RN cao hơn so với cùng kì năm trước (183 ha).
Trong tháng 03/2011 có đợt RN vào đèn:
- Từ ngày 20/03/2011 đến ngày 22/03/2011, đạt mật số cao nhất vào đêm 22/03/2011 là 62.720 con/bẫy/đêm tại xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi.
Rầy vào đèn được xác định chủ yếu là rầy di trú, sau đợt rầy trưởng thành vào đèn cao điểm mật số rầy giảm xuống thấp và chưa gây ảnh hưởng gì đáng kể cho DT luá Đông xuân trên đồng ruộng.
Mật số RN vào đèn năm 2011 cao hơn 2,3 lần so với cùng kì năm 2010, và thấp hơn 1,8 lần so với cùng kì năm 2009.
b) Nhện gié, bệnh Vàng lùn-Lùn xoắn lá, Lùn sọc đen
Hiện nay, chưa phát hiện ra DT nhiễm bệnh Vàng lùn-Lùn xoắn lá, Lùn sọc đen trên đồng ruộng.
c) Một số SVH khác
Tổng DT nhiễm SVH lúa là 2.696 ha, bằng 49,9 % diện tích gieo trồng. SVH vụ Đông xuân chủ yếu là sâu cuốn lá, bọ xít hôi, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn và OBV, chuột. Trong đó:
- Sâu cuốn lá: DT nhiễm 363 ha, cao hơn cùng kì năm 2010 (330 ha).
- Bọ xít hôi: DT nhiễm 504 ha, cao hơn cùng kì năm trước (428 ha).
- Bệnh đạo ôn: DT nhiễm 203 ha, cao hơn cùng kì năm trước (175 ha).
- Bệnh đốm vằn: DT nhiễm 155 ha, tương đương với cùng kì năm trước (155 ha).
- OBV gây hại trên 817 ha, thấp hơn so với tháng trước (832 ha).
- Chuột gây hại trên 98 ha, cao hơn so với tháng trước (121 ha).
DT nhiễm SVH năm nay bằng 133,4 % so với cùng kì năm 2010 (2.021 ha, các SVH khác đều ở mật số và tỷ lệ nhiễm nhẹ.
2) Cây rau Đông xuân 2010 - 2011
Tổng DT nhiễm SVH rau là 1.052 ha, chiếm 20,6 % diện tích gieo trồng. Trong đó chủ yếu là bọ nhảy, sâu xanh, dòi đục lá, sâu ăn tạp, rầy xám, rầy xanh, bọ phấn, bệnh gỉ trắng, bệnh phấn vàng, bệnh vàng lá và OBV.
- Bọ nhảy gây hại trên 41 ha, thấp hơn so với cùng kì năm trước (45 ha).
- Sâu xanh: DT nhiễm là 82 ha, thấp hơn so với tháng trước (89 ha).
- Dòi đục lá: DT nhiễm là 29 ha, thấp hơn so với cùng kì năm trước (35 ha).
- Sâu ăn tạp: DT nhiễm là 152 ha, thấp hơn so với tháng trước (133 ha).
- Rầy xanh: DT nhiễm là 44 ha, thấp hơn so với tháng trước (59 ha).
- Rầy xám: DT nhiễm là 93 ha, cao hơn so với cùng kì năm trước (59 ha).
- Bọ phấn: DT nhiễm là 30 ha, thấp hơn so với tháng trước (31 ha).
- Bệnh gỉ trắng có DT gây hại 94 ha, thấp hơn so với cùng kì năm trước (85 ha).
- Bệnh phấn vàng có DT gây hại 35 ha, cao hơn so với cùng kì năm trước (33 ha).
- Bệnh vàng lá có DT gây hại 30 ha, thấp hơn so với tháng trước (31 ha).
- OBV gây hại trên 287 ha, thấp hơn so với cùng kì năm trước (347 ha).
DT nhiễm SVH năm nay thấp hơn so với cùng kì năm 2010 (1.158 ha), các SVH xuất hiện phổ biến ở mật độ (tỷ lệ) nhẹ.
III. DỰ BÁO SVH THÁNG 05 NĂM 2011
1. Vụ Đông xuân 2010 – 2011
Trong tháng 05/2011, DT lúa Đông xuân trên đồng ruộng chủ yếu bước vào giai đoạn chín đều và thu hoạch >70%. Do đó, mật số (tỷ lệ) SVH giảm, thành phần SVH chủ yếu là Bọ xít hôi, chuột và OBV. Tuy nhiên, cần thường xuyên theo dõi mật số RN trên đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả tránh lây lan nguồn bệnh sang vụ lúa Hè thu 2011.
2. Vụ Hè thu 2011
a) Trên cây lúa
* Rầy nâu - VL-LXL
Hiện tại, trên đồng ruộng còn tồn tại DT nhiễm RN ở mức trung bình (Tân Thới Nhì – Hóc Môn), phần lớn RN trên đồng ruộng đang giai đoạn tuổi 2,
tuổi 3.
Lúa Hè thu mới sạ, cấy do đó cần tập trung công tác tuyên truyền, vận động bà con nông dân gieo sạ “né rầy” tập trung, diện rộng.
- Để bảo vệ cây lúa non, khi RN trưởng thành bắt đầu vào đèn, cho nước ngập đọt lúa vào ban đêm (từ 5 giờ chiều đến 7 giờ sáng hôm sau), ban ngày tháo nước ra cho lú đọt lúa lên khỏi mặt nước. Duy trì liên tục 3 – 4 đêm, đến khi không thấy RN trưởng thành vào đèn nhiều thì quản lý nước theo phương pháp bình thường.
- Giai đoạn lúa từ sau gieo sạ đến 20 ngày tuổi: nếu phát hiện RN di trú xuất hiện thì phun thuốc trừ rầy ngay. Thời điểm phun tốt nhất vào lúc RN di trú vào đèn nhiều nhất.
- Dự báo các đợt RN di trú:
+ Từ ngày 20/4 đến ngày 25/4/2011
+ Từ ngày 19/5 đến ngày 24/5/2011
Chú ý đợt RN vào tháng 5 sẽ có đợt RN trưởng thành vào đèn với mật số cao do DT lúa Hè thu ở các tỉnh miền Tây đang giai đoạn thu hoạch rộ.
* SVH khác
- Bước vào thời kỳ chuyển mùa, thời tiết có nhiều biến đổi, mưa rào và dông nhiều nơi là điều kiện thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại như: bệnh đạo ôn, sâu phao, sâu cuốn lá, OBV...
b) Trên rau và cây trồng khác
* Trên cây rau
Trong điều kiện mưa nhiều thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại, các vùng chuyên canh rau cần lưu ý các loại sâu bệnh gây hại như:
- Rau ăn lá: sâu xanh, dòi đục lá, thối nhũn, chết cây con.
- Dưa leo, khổ qua, mướp: sâu đục trái, bệnh héo dây.
- Cây ớt: bệnh thán thư, bệnh héo rũ.
- Rau muống nước: rầy xám, bệnh gỉ trắng.
- Rau muống hạt: bệnh gỉ trắng.
- Bầu, bí: bệnh héo dây.
* Cây trồng khác
- Cây xoài: sâu đục cành, bệnh thán thư.
- Cây hoa lan: bệnh đốm lá, bệnh thán thư, bệnh thối nhũn.
- Cây lài: sâu đục bông, bệnh thối tím bông.
- Cây bắp: sâu đục thân, sâu khoang.
- Đậu phộng: sâu xanh, sâu khoang.
IV. ĐỀ NGHỊ
- Các Trạm BVTV cần khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm rầy nâu và có biện pháp phòng trừ thích hợp (mật số rầy từ 3.000 con/m2 và ở tuổi 2,3).
- Cần tập trung công tác tuyên truyền, vận động bà con nông dân gieo sạ “né rầy” tập trung, diện rộng. Lưu ý khuến cáo nông dân không gieo sạ quá dày, bón phân cân đối cho ruộng lúa.
- Chủ động tưới tiêu, dự trữ nước cho vụ Hè thu 2011 để đảm bảo nguồn nước tưới trong sản xuất.
- Thời tiết vụ đang bước vào thời kỳ chuyển mùa, có mưa vừa đến mưa to thích hợp cho sâu bệnh phát triển gây hại, đặc biệt là trên cây rau, đề nghị các Trạm BVTV quận, huyện có hướng dẫn biện pháp canh tác, lên liếp cao, khai thông hệ thống tươi tiêu và che chắn nhà lưới…
- Khi sử dụng thuốc BVTV trên rau vụ Hè thu nên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc ít độc, thuốc có thời gian cách ly ngắn và cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc (đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách)./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn