Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh
Tình hình SVH đến 24/06/2014
Thứ ba - 05/11/2019 03:06
THÔNG BÁO
Tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 24/06/2014
và dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 01/07/2014
_________________________________________
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
1.
Tình hình thời tiết tuần đầu tháng 6 năm 2014
Thời tiết Nam Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác đến nhiều nơi, có nơi mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc xoáy, mưa đá và gió giật mạnh.
- Nhiệt độ: trung bình 28 – 29 oC, thấp nhất từ 23 – 25 oC, cao nhất 33 – 35 oC.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình phổ biến 79 – 86 %
- Lượng mưa: 70 - 120 mm
2. Tiến độ sản xuất cây trồng vụ Hè thu 2014
- Cây lúa:
DT lúa đã xuống giống vụ Hè thu là 5.619,9; trong đó huyện Hóc Môn 201,5 ha, Củ Chi 2.970,5 ha, huyện Bình Chánh 2.207 ha, quận Bình Tân 100 ha, Quận 9: 61,3 ha, Quận 2: 20 ha và Cần Giờ 59,6 ha. DT các giai đoạn sinh trưởng của lúa là: 869,6 ha mạ, 2.337,8 ha đẻ nhánh, 1.072 ha làm đòng, 771 ha trổ, 531,5 ha chín và 38 ha thu hoạch.
-
Cây rau: DTGT là 3.870,5 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (4.049,2 ha). Trong đó có 1.669,5 ha trồng rau muống nước và 104,1 ha trồng rau muống hạt.
Tổng diện tích nhiễm SVH trên lúa vụ Hè thu là 967,6 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (1.040,8 ha). SVH chủ yếu là sâu cuốn lá, bọ xít hôi, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn, OBV và chuột. Các SVH đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.
- Rầy nâu: gây hại trên 127 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (170 ha), mật số RN trên đồng ruộng phổ biến khoảng 700-900 con/m2, tuổi rầy phổ biến là tuổi 4-5.
- Sâu cuốn lá:gây hại trên 135,9 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (149,5 ha)
- Bọ xít hôi: gây hại trên 61 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (50 ha)
- Bệnh đạo ôn: DT nhiễm là 106,3 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (102 ha)
- Bệnh đốm vằn: DT nhiễm là 46 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (16 ha)
2. Cây rau vụ Hè thu 2014
Tổng DT nhiễm SVH trên rau là 855,2 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (839,8 ha), trong đó DT phòng trừ là 477,5 ha chiếm 55,8% DT nhiễm SVH. Các SVH chủ yếu là sâu ăn tạp, sâu xanh, dòi đục lá, bọ trĩ, bọ phấn, rầy xanh, rầy xám, bệnh rỉ trắng, bệnh phấn vàng và OBV. Các SVH đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.
- Sâu ăn tạp gây hại trên 115,5 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (117,9 ha)
- Dòi đục lá gây hại trên 24,4 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (9,1 ha)
- Bọ trĩ gây hại trên 29,6 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (17,5 ha)
- Bọ phấn gây hại trên 30,5 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (8,6 ha)
- Bệnh rỉ trắng: DT nhiễm là 32,5 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (35,7 ha)
- Bệnh phấn vàng: DT nhiễm là 18,7 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (17,1 ha)
III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI
1. Trên cây lúa vụ Hè thu
1.1 Rầy nâu
Hiện tại, phần lớn RN trên đồng ruộng đang giai đoạn tuổi 5, tuổi trưởng thành Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và lúa Hè Thu của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang giai đoạn trổ, chín và thu hoạch nên từ nay đến cuối tháng 7 năm 2014 sẽ có đợt RN di trú từ ngày 25 – 29/7, do đó cần tiếp tục theo dõi mật số rầy nâu trên đồng ruộng.
Tuần tới rầy nâu bắt đầu nở rộ và kéo dài đến tuần kế tiếp, bên cạnh lúa Hè Thu đang thu hoạch nên vẫn còn rầy di trú rải rác. Trên các trà lúa đang có nhiều lứa rầy gối nhau, mật số hiện nay vẫn thấp, tuy nhiên nếu ruộng có nhiều lứa rầy gối nhau cần phun phối hợp hai nhóm thuốc chống lột xác và nhóm tiêu diệt nhanh để trừ rầy đạt hiệu quả cao. Khuyến cáo nông dân chỉ phun khi mật số rầy cám nở rộ tập trung ở tuổi 2 – 3 với mật số cao bằng các loại thuốc chống lột xác.
Cần chú ý phòng trừ tốt đợt RN di trú có nguy cơ mang mầm bệnh VL-LXL cao với mật số RN trưởng thành vào đèn cao do DT lúa Hè thu ở các tỉnh miền Tây đang giai đoạn thu hoạch rộ.
1.2Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá(VL-LXL):
Hiện tại áp lực của Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở các tỉnh ĐBSCL vẫn còn cao do vậy đối với các xã đã xuống lúa Mùa cần quan tâm chặt chẽ diễn biến của rầy nâu vào đèn, gieo sạ đồng loạt, tập trung “né rầy” trên từng cánh đồng, nhằm hạn chế rầy nâu di trú truyền virus bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cho cây lúa non. Khi thấy rầy di trú ở các nương mạ nên tiến hành phun thuốc trừ rầy ngay để hạn chế rầy mang mầm bệnh virus VL-LXL truyền bệnh vào mạ.
1.3 Sinh vật hại khác
Với tình hình điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho bệnh đạo ôn tiếp tục phát triển gây hại, đặc biệt trên những chân ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và ruộng canh tác giống nhiễm có thể bị nhiễm nặng.
Ngoài ra, cần lưu ý sự gây hại của bọ trĩ, sâu phao và OBV trên lúa ở giai đoạn mạ; sâu cuốn lá nhỏ, rầy phấn trắng, nhện gié, bệnh đốm vằn giai đoạn đẻ nhánh-đòng trổ.
2. Trên rau
Trên rau củ quả
Do thời tiết miền Nam đang vào mùa mưa nên độ ẩm tăng, là điều kiện thích hợp cho các loại bệnh phát triển gây hại, đặc biệt là bệnh bệnh lở cổ rễ, bệnh vàng lá, phấn vàng, sương mai; trên cây trồng họ bầu bí sẽ gia tăng tỷ lệ bệnh. Các loài sâu hại như sâu xanh, rầy xanh cũng sẽ gia tăng mật số và gây thiệt hại.
Điều kiện thời tiết vào mùa mưa thích hợp cho bệnh thối nhũn trên cây rau ăn lá, bệnh gỉ trắng trên rau muống nước,... phát sinh gây hại nặng.
Ngoài ra, các vùng chuyên canh rau cũng cần lưu ý các loại sâu bệnh gây hại khác như bọ nhảy, sâu xanh, dòi đục lá trên cải; sâu ăn tạp, rầy xám trên rau muống nước ... để có biện pháp phòng trừ thích hợp.
- Cây đậu phộng: sâu khoang, sâu xanh da láng, bệnh đốm lá và bệnh gỉ sắt.
IV. ĐỀ NGHỊ
- Các Trạm BVTV phối hợp cùng chính quyền địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu ngoài đồng, tổ chức, vận động nông dân phun thuốc trừ RN tại những ruộng lúa có mật số cao nhằm tránh thiệt hại do RN gây ra trên các trà lúa Hè Thu và mạ mùa 2014. Tập trung điều tra, phát hiện, thống kê báo cáo và theo dõi tình hình gây hại của Nhện gié, rầy cánh phấn ở trà lúa đẻ nhánh, làm đòng.
- Các địa phương đang chuẩn bị xuống giống mạ mùa 1 vụ cần tăng cường giám sát bẫy đèn, nắm chắc diễn biến, mật số RN di trú tại địa phương mình, và nghiêm túc áp dụng các biện pháp phòng, trừ RN, bệnh VL-LXL của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
- Tổ chức thông tin hàng ngày về biện pháp gieo cấy “Né rầy”, thời gian xuống giống an toàn trên hệ thống phát thanh xã (phường), huyện (quận) và trong các buổi họp tổ chức tại địa phương./.