THÔNG BÁO
- Cây rau: DTGT là 2.625,2 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (2.902,2 ha). Trong đó có 59,4 ha trồng rau muống hạt và 1.233,7 ha trồng rau muống nước.
- Cây trồng khác: Cây lương thực 44,5 ha; cây công nghiệp 3.545,8 ha; Hoa, cây kiểng: 806,4 ha; Cây ăn trái: 5.403,6 ha.
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI (SVH) THÁNG 06 NĂM 2015
2.1 Cây lúa
Tổng DT nhiễm SVH trong tháng là 712,4 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 922,2 ha) . Các SVH chủ yếu là rầy nâu, bọ trĩ, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn, OBV và chuột.
- Rầy nâu gây hại trên 110 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 115 ha)
- Bọ trĩ gây hại trên 99,4 ha , thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 154 ha)
- Sâu cuốn lá gây hại trên 39,5 ha , thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 55,7 ha)
- Bệnh đạo ôn : DT nhiễm là 47 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (55 ,7 ha)
- Bệnh đốm vằn : DT nhiễm là 30 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (29 ha)
- OBV : gây hại trên 216,5 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 354,5 ha).
2.2 Cây rau
Tổng DT nhiễm SVH trên rau trong tháng là 801,8 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 808,2 ha). SVH chủ yếu là sâu xanh, sâu ăn tạp, dòi đục lá, bọ trĩ, rầy xanh, bệnh rỉ trắng, bệnh đốm lá và OBV. Các SVH đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.
- Sâu xanh: gây hại là 55,9 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (62,2 ha)
- Sâu ăn tạp: gây hại là 115 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (124,4 ha)
- Bọ trĩ: gây hại trên 26,3 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 27,3 ha)
- Dòi đục lá: gây hại trên 33,4 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (32,3 ha)
- Bệnh rỉ trắng: DT nhiễm là 43,9 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (29,9 ha)
- Bệnh đốm lá: DT nhiễm là 7,3 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (7,8 ha)
- OBV gây hại trên diện tích 367 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (382,7 ha).
2.3 C ây hoa kiểng
Tổng diện tích nhiễm SVH trong tháng là 42,7 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (42,4 ha), trong đó có các SVH chủ yếu sau:
- Hoa lan:
+ M uỗi đục nụ gây hại trên 6,4 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (5,4 ha).
+ Đốm lá: DT nhiễm là 1,5 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (1 ,3 ha).
Ngoài ra, cần chú ý các đối tượng như nhện đỏ, rệp vảy, bệnh thối đọt, bệnh thối nhũn, bệnh đốm vàng ,...
- Hoa Mai: cần chú ý các đối tượng như:
+ Nhện đỏ gây hại trên 7,8 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (2,3 ha)
+ Sâu ăn lá gây hại trên 9,4 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (2,8 ha)
+ Bọ trĩ gây hại trên 10,9 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (26 ha)
Các Trạm BVTV đã khuyến cáo nông dân phòng trừ 28,4 ha chiếm 66,4 % diện tích nhiễm sinh vật hại.
2.4 Một số đối tượng sinh vật hại cần lưu ý trên cây trồng khác
- Tổng diện tích bị sâu đục thân mình hồng (Sesamia spp.) gây hại trên mía là 35 ha, chiếm 3,0% tổng DTCT mía (1152,2 ha). Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục thân 4 vạch ( Chilo tumidicostalis) gây hại trên mía.
- Chưa phát hiện diện tích bị rệp sáp bột hồng ( Phenacoccus manihoti) gây hại trên cây khoai mì (sắn DTGT – 24,9 ha).
- Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục quả ( Prays citri và Citripestis sagittiferella) gây hại trên cây có múi (DTGT – 301,86 ha).
- Chưa phát hiện diện tích bị nhiễm bệnh chổi rồng (do nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi làm véc tơ truyền bệnh) trên nhãn là 0,1 ha (DTGT – 24,48 ha).
III. DỰ BÁO SVH THÁNG 0 6 NĂM 2015
3.1 Trên cây lúa vụ Hè thu 2015
- Rầy nâu: Hiện tại, trên đồng ruộng có nhiều lứa rầy gối nhau, phần lớn RN trên đồng ruộng đang giai đoạn tuổi 5-trưởng thành, mật số thấp. Bà con nên tích cực thăm đồng và quan sát mật số rầy nâu vào đèn để xác định thời điểm phòng trừ có hiệu quả khi rầy tuổi 2-3, hoặc mật số rầy > 3 con/tép..
Vụ Hè thu rầy nâu bắt đầu tích lũy mật số do đó bà con cần t heo dõi chặt diễn biến rầy nâu trên ruộng lúa, chỉ phun thuốc trừ rầy khi thấy rầy cám nở rộ với mật số cao để rầy nâu không tiếp tục tích luỹ mật số và gây hại ở lứa sau. Tránh trường hợp phun ngừa và phun thuốc ngay khi rầy cám vừa mới nở rải rác sẽ không đạt hiệu quả cao.
Dự kiến các đợt rầy nâu di trú:
+ Tháng 6: từ ngày 19/6 đến 24/6/2014
+ Tháng 7: từ ngày 20/7 đến 25/7/2014, đây là thời điểm thu hoạch rộ vụ lúa Hè thu ở các tỉnh miền Tây, mật số rầy vào đèn sẽ tăng cao.
. - Bệnh VL-LXL: Hiện trên đồng ruộng chưa có DT lúa nhiễm bệnh VL-LXL, Lùn sọc đen tuy nhiên c ác xã có diện tích sản xuất lúa vụ Hè thu cần quan tâm chặt chẽ diễn biến của rầy nâu vào đèn, khi thấy rầy di trú ở các nương mạ nên tiến hành phun thuốc trừ rầy ngay để hạn chế rầy mang mầm bệnh virus VL-LXL truyền bệnh vào mạ.
- Sinh vật hại khác
+ Tình hình thời tiết hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn gia tăng, phát triển gây hại mạnh trên các trà lúa đẻ nhánh – làm đòng. Đặc biệt trên các ruộng bón thừa đạm, trà lúa gieo sạ quá dày và ruộng canh tác giống nhiễm. Khuyến cáo bà con đảm bảo nguồn nước tưới cho ruộng lúa, tránh để ruộng bị hạn vào đầu vụ và sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sớm khi bệnh vừa chớm xuất hiện.
+ Bên cạnh đó cần lưu ý sự xuất hiện gây hại của sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié trên các trà lúa đẻ nhánh – làm đòng.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý phòng trừ bệnh đốm vằn, bệnh vàng lá chín sớm trên lúa đẻ nhánh- làm đòng và sâu đục thân, lem lép hạt trên lúa giai đoạn làm đòng – trổ.
3.2 Trên cây rau
- Thời tiết nắng nóng, khô và có một số cơn mưa đầu mùa vào chiều tối thuận lợi cho sự phát triển của một số sâu hại như bọ trĩ, bọ phấn, rầy xanh, bọ nhảy,...
- Các vùng chuyên canh rau cần có biện pháp tưới tiêu hợp lý, tiết kiệm nguồn nước tưới.
- Ngoài ra, cần ch ú ý một số sâu bệnh gây hại trên rau như:
+ Đối với rau ăn lá : rầy mềm, bọ nhảy, bọ phấn, bọ nhảy, dòi đục lá, sâu xanh , bệnh rỉ trắng, bệnh thối nhũn, ... sẽ phát sinh gây hại mạnh
+ Đối với rau ăn quả ngắn ngày (dưa leo, khổ qua, bầu, bí, mướp,...): bọ trĩ, rầy xanh, sâu xanh 2 sọc trắng, bệnh chết cây con, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng, bệnh sương mai,...
+ Đối với rau ăn quả dài ngày (ớt, cà tím,...): bọ trĩ, bọ phấn, rầy mềm, bệnh thán thư,...
3.3 Trên cây trồng khác
- Cây xoài: rầy mềm, bệnh thán thư
- Cây lài: bọ trĩ, rầy mềm, sâu đục bông, bệnh thán thư, khô cành.
- Cây bắp: sâu đục thân, sâu khoang, bệnh gỉ sắt, đốm lá
- Cây rừng (cây đước): sâu đo, sâu ăn lá, sâu đục thân (xén tóc)
- Cây hoa lan: bọ trĩ, rệp vảy, ốc sên, bệnh thối nhũn, bệnh khô đầu lá, bệnh đốm lá …
IV. ĐỀ NGHỊ
4.1 Cây lúa
- Đề nghị các Trạm BVTV quận, huyện có sản xuất lúa Hè thu tập trung theo dõi mật số rầy trên ruộng và lượng rầy di trú để có khuyến cáo nông dân biện pháp phòng trừ thích hợp. Nên khuyến cáo bà con thăm đồng thường xuyên và phòng trị tại những nơi có mật số rầy cao (rầy ở tuổi 2 – 3, với mật số trên 3 con/tép).
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên đài phát thanh quận, huyện k huyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié, bệnh đạo ôn trên lúa và xử lý kịp thời bằng thuốc đặc trị, khi ruộng đã bị nhiễm bệnh đạo ôn cần giữ nước tốt trên ruộng, không bón phân đạm hoặc phun phân bón lá.
- C hủ động tưới tiêu, dự trữ nước cho vụ Hè thu để đảm bảo nguồn nước tưới trong sản xuất.
4.2 Cây rau
Đ ề nghị các Trạm BVTV huyện hướng dẫn bà con nông dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” ( đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách). Khi sử dụng thuốc BVTV trên rau nên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc ít độc, thuốc có thời gian cách ly ngắn.
4.3 Cây trồng khác
- Đề nghị Các Trạm BVTV điều tra, hướng dẫn nông dân phòng trị và có báo cáo định kỳ hàng tháng các đối tượng sinh vật hại như: sâu đục thân 4 vạch gây hại trên mía, bệnh chổi rồng trên nhãn, chôm chôm; bọ vòi voi trên cây dừa, rệp sáp hại mía, sâu đục thân trên xoài. Tổ chức hướng dẫn phòng trị theo qui trình phòng trị của Cục Bảo vệ thực vật ban hành.
- Ngoài ra, cần hướng dẫn nông dân phòng trị các sâu hại chính gây hại trên cây hoa lan, cây ăn trái, cây bắp./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn