Tình hình SVH đến ngày 22/08/2017

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 22/8/2017

và dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 29/8/2017

____________________________

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG  

1.1 Tình hình thời tiết tuần cuối tháng 8 năm 2017

Thời tiết Nam Bộ: Mây thay đổi, có mưa rào và dông rải rác, chiều tối và đêm có mưa rào và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh.

          Nhiệt độ: trung bình 27 – 30oC, thấp nhất từ 23 – 26oC, cao nhất 30– 33oC.

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình phổ biến 67 - 97 % .

1. 2 Tiến độ sản xuất cây trồng

a) Cây lúa

Diện tích cây lúa vụ Hè Thu 2017: đã xuống giống được 5.325,5 ha, trong đó huyện Củ Chi 3.214 ha, huyện Bình Chánh 1.619 ha, quận Bình Tân 100 ha, huyện Hóc Môn 268,5 ha, quận 9 67,9 ha, quận 2 25 ha, huyện Cần Giờ 31,1 ha. Các giai đoạn lúa: 17 ha làm đòng, 416,6 ha trổ, 1.016 ha chín, 3.831,9 ha thu hoạch.

Diện tích cây lúa vụ Mùa 2017: đã xuống giống được 3.031,9 ha, trong đó huyện Củ Chi 2.344 ha, huyện Bình Chánh 354 ha, quận Bình Tân 35 ha, huyện Hóc Môn 128,5 ha, quận 2 là 40 ha, huyện Cần Giờ 105,5 ha, Nhà Bè 24,9 ha. Các giai đoạn lúa: 2.215,2 ha mạ, 788,7 ha đẻ nhánh, 28 ha làm đòng. Diện tích mạ Mùa 2017 là 126,5 ha.

b) Cây rau

Diện tích gieo trồng rau vụ Mùa 2017 là 2.558 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (2.482,4 ha) trong đó huyện Củ Chi 843,9 ha, Hóc Môn 526,1 ha, Bình Chánh 675,6 ha, Cần Giờ 26,3 ha, Nhà Bè 16,7 ha, Quận 12: 367,2 ha, Thủ Đức 42,1 ha, Quận 9: 27,6 ha, Bình Tân 28,3 ha, Quận 7: 4,2 ha. Trong đó, diện tích gieo trồng rau muống hạt là 84,8 ha, rau muống nước là 1.009,2 ha.

c) Hoa lan, cây kiểng: diện tích gieo trồng là 1.047,9 ha. Trong đó có 201 ha hoa lan; 535,1 ha hoa mai.

d) Cây trồng khác: diện tích canh tác cây lương thực 146,3 ha; cây công nghiệp 1.672,4   ha; cây ăn trái: 4.725,4 ha.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI (SVH)

2.1 Trên lúa vụ Hè thu 2017

Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên lúa vụ Hè thu 2017 409,7 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước ( 371,7 ha). Các sinh vật hại chủ yếu là rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít hôi, ốc bươu vàng, chuột, bệnh đốm vằn, vàng lá và bệnh đạo ôn . Mật số rầy nâu trên đồng ruộng trung bình 700 – 1.000 con/m2, các sinh vật hại khác ở mức nhiễm nhẹ.

- Sâu cuốn lá : gây hại trên 31,4 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (46,7 ha).

- Bọ xít hôi : gây hại trên 36 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước ( 33 ha) .

- Chuột: gây hại trên 23,1 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước  (38 ha) .

- Ốc bươu vàng : gây hại trên 156,1 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước ( 99,1 ha) .

- Bệnh đạo ôn : gây hại trên 79,6 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (109,5 ha).

  2.2 Trên lúa vụ Mùa 2017

Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên lúa vụ Mùa 2017 159,5 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ( 558,5 ha). Các sinh vật hại chủ yếu là rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ trĩ, sâu phao, ốc bươu vàng, chuột . Mật số rầy nâu trên đồng ruộng trung bình 700 – 1.000 con/m2, các sinh vật hại khác ở mức nhiễm nhẹ.

2.3 Trên rau vụ Mùa 2017

Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên rau vụ Mùa 655,9 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (774,2 ha) , trong đó diện tích phòng trừ là 331,5 ha chiếm 50,6 % diện tích nhiễm sinh vật hại . Các sinh vật hại chủ yếu là sâu ăn tạp, sâu xanh, rầy xám, bệnh rỉ trắng ốc bươu vàng . C ác sinh vật hại đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.

- Sâu xanh : gây hại trên 32,3 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (53,2 ha).

- Sâu ăn tạp: gây hại trên 113,7 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (113 ha) .

- Rầy xám : gây hại trên 66,2 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (50,1 ha) .

- Ốc bươu vàng : gây hại trên 309,7 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (338 ha)

- Bệnh rỉ trắng: gây hại trên 44,6 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (57,7 ha).

2.4 Một số đối tượng sinh vật hại cần lưu ý trên cây trồng khác

        Tổng diện tích bị sâu đục thân ( Chilo suppressalis) gây hại trên mía là 24,5 ha, chiếm 3,9 % tổng diện tích gieo trồng (612,1 ha). Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục thân mình hồng ( Sesamia spp.) gây hại trên mía.

        Chưa phát hiện diện tích bị rệp sáp bột hồng ( Phenacoccus manihoti) gây hại trên cây khoai mì (diện tích gieo trồng 131,6 ha).

        Chưa phát hiện diện tích bị sâu đục quả ( Prays citriCitripestis sagittiferella) gây hại trên cây có múi (diện tích gieo trồng 620,9 ha).

        Chưa phát hiện diện tích bị nhiễm bệnh chổi rồng (do nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi làm véc tơ truyền bệnh) trên nhãn (diện tích gieo trồng 38,1 ha).

        Tổng diện tích bị bọ dừa gây hại trên cây dừa là 5,7 ha chiếm 1,3 % diện tích gieo trồng (452,7 ha). Chưa phát hiện diện tích bị bọ cánh cứng gây hại trên cây dừa.

        III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI

3. 1 Trên cây lúa

P hần lớn rầy nâu trên đồng ruộng đang giai đoạn từ tuổi 2 - tuổi 3, mật số rầy nâu thấp, đây là giai đoạn rầy mẫn cản đối với thuốc BVTV. Trong tuần tới rầy nâu sẽ tuổi 4 - 5. Do vậy, các địa phương cần theo dõi chặt tình hình rầy nâu trên đồng ruộng và mật số rầy vào đèn để có hướng xử lý kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất khả năng lan truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu gây ra.

Hiện nay lúa Hè Thu đã thu hoạch trên 3.800 ha do vậy diện tích nhiễm bệnh đạo ôn sẽ có xu hướng giảm dần. Trên cây lúa ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh vụ Mùa năm 2017 cần theo dõi và phòng trị kịp thời các đối tượng gây hại gồm có rầy nâu, bọ trĩ, sâu phao, sâu cuốn lá, chuột….

Thời tiết hiện nay mưa nhiều do vậy cần chú ý các bệnh thường phát sinh và gây hại nặng trên lúa như bệnh đạo ôn, bạc lá lúa, khô vằn, lem lép hạt. Ngoài ra, các đối tượng khác gây hại ở mức độ nhẹ tuy nhiên cũng cần lưu ý phòng trị kịp thời khi mật số tăng cao như ốc bưu vàng trên lúa mới gieo sạ; sâu cuốn lá ở giai đoạn đẻ nhánh, chuột giai đoạn đòng trổ - chín.

3.2 Trên cây rau

Thời tiết nắng mưa xen kẽ là điều kiện thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại, vì vậy các vùng trồng rau chuyên canh cần lưu ý:

- Sản xuất rau mùa cần chuẩn bị mái che, tránh rau bị dập nát khi có mưa to. Lưu ý kỹ thuật và vật liệu làm giàn cho rau nhằm tránh đổ ngã khi có dông.

  - Cần làm líp cao và có biện pháp khai thông hệ thống tiêu thoát nước, tránh ngập úng cho các chân ruộng thấp.

  - Dự báo SVH chính trong tuần tới:

+ Trên rau ăn lá: bọ nhảy, sâu tơ, bệnh thối nhũn, bệnh chết cây con, ... sẽ phát sinh gây hại mạnh

+ Dưa leo, khổ qua, mướp: bệnh phấn vàng, bệnh vàng lá, sâu xanh 2 sọc trắng

  + Ớt: bệnh thán thư, bệnh chết cây con

  + Rau muống nước: bệnh vàng lá, bệnh gỉ trắng, rầy xám và sâu khoang thường xuyên gây hại. Rau muống hạt, rau dền: bệnh gỉ trắng gây hại mạnh.

3.3 Cây trồng khác

- Cây khoai mì: Tình hình bệnh khảm lá trên cây khoai mì tại tỉnh Tây Ninh vẫn đang tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm. Bệnh lan truyền qua bọ phấn trắng do vậy các địa phương có trồng khoai mì cần tăng cường công tác điều tra để sớm phát hiện và tiến hành xử lý ngay tránh để bệnh lây lan.

- Cây dừa: Bọ cánh cứng, bọ vòi voi, đuông dừa.

- Cây mía: S âu đục thân mía, rệp sáp.

- Cây cao su: bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh rụng lá, nấm hồng, nứt vỏ.

- Cây mai vàng: Rầy xanh, sâu ăn lá, nhện đỏ, bọ trĩ, bệnh đốm lá.

- Cây hoa lan: Muỗi đục nụ hoa, bệnh thối đọt, vàng tuột lá.

- Cây xoài: Sâ u đục thân cành, bệnh thán thư trên xoài.

IV. ĐỀ NGHỊ

4.1 Cây lúa

          Tăng cường công tác điều tra phát hiện và xử lý kịp thời các ruộng lúa có mật số rầy nâu tuổi 2,3 và từ 3.000 con/m­2 trở lên hay 3 con/tép. Chú ý nên sử dụng các thuốc chống lột xác khi rầy nâu trên ruộng tập trung tuổi 2-3, không nên phối trộn hay sử dụng các thuốc trừ sâu có phổ tác động rộng để diệt rầy, tránh bộc phát rầy ở giai đoạn sau.

Hướng dẫn người dân điều tra phát hiện và cách xử lý các bụi lúa bị bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá (VL-LXL) để tránh bị rầy nâu chích hút và truyền bệnh VL-LXL sang các cây lúa khoẻ.

Do thời tiết hiện nay mưa nhiều do vậy khi phun thuốc đề nghị cần chọn thời điểm phun thuốc thích hợp tránh trường hợp vừa phun thuốc xong gặp trời mưa sẽ gây lãng phí, làm giảm tác dụng của thuốc.

Bệnh lem lép hạt tiếp tục phát triển trên lúa trổ. Có thể phòng ngừa bệnh lem lép hạt bằng cách xử lý các loại thuốc đặc trị, kết hợp với thuốc trừ vi khuẩn trước và sau trổ 7 ngày.

Bệnh bạc lá tiếp tục phát triển trên lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến trổ, trong điều kiện thời tiết mưa nắng xen kẽ hoặc những chổ lúa quá tốt do dư phân đạm, chú ý nhất là giống nhiễm nặng như Jasmine 85, C10, VD 20, OM 4900, OM 4218....cần thăm đồng thường xuyên để sớm phát hiện bệnh và phòng trị kịp thời.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý bọ trĩ, sâu phao ở giai đoạn mạ; bệnh đốm vằn, chuột giai đoạn đẻ nhánh đến trổ chín.

4.2 Cây rau

Thời tiết hiện nay mưa nhiều nên bà con cần bố trí hệ thống kênh mương đầy đủ giúp thoát nước cho tốt, không để rau bị ngập úng, nhất là sau các trận mưa to.

Cần tăng cường bón phân chuồng, hữu cơ vi sinh, các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường khả năng chống chịu bệnh của cây. Ngoài ra, tăng cường bón phân kali sẽ giúp cây chắc khỏe, cứng cáp và nhờ vậy cũng giúp cây ít bị đổ ngã hơn và chống bệnh tốt hơn.

Hạn chế sử dụng phân đạm trong mùa mưa do sẽ làm cho cây yếu, dễ đổ ngã và dễ bị sâu bệnh tấn công hơn.

Trồng cây với mật độ thích hợp, tránh việc trồng quá dầy vào mùa mưa sẽ làm cây phát triển kém do thiếu ánh sáng và sâu bệnh hại cũng tăng cao hơn.

4.3 Cây trồng khác

Đối với bệnh khảm lá trên cây khoai mì đề nghị các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cần tăng cường công tác điều tra phát hiện để khoanh vùng xử lý tiêu hủy ngay khi thấy bệnh xuất hiện, tránh bệnh lây lan sang diện rộng. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn đến cán bộ các xã, phường và người dân về nhận biết bệnh khảm lá trên cây khoai mì để chủ động tiêu huỹ nguồn bệnh nếu phát hiện bệnh. Chú ý cần phải phun thuốc BVTV trước khi tiêu huỹ để tránh bọ phấn trắng di chuyển sang các nơi khác truyền bệnh.

Đối với các cây dừa bị bọ dừa gây hại đề nghị cán bộ kỹ thuật ở địa phương hướng dẫn người dân trong việc phòng trị. Nếu các cây dừa nằm trong khu dân cư thì có thể sử dụng các loại thuốc đặt vào bẹ lá để tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Có thể sử dụng thuốc Diaphos 10G dạng túi lọc đặt vào bẹ lá non của cây dừa, cau để diệt ấu trùng và cả bọ trưởng thành sống bên trong lá non.

Trên cây hoa lan cần chú ý do đang vào mùa mưa nên hạn chế số lần tưới để tránh tạo ẩm độ quá cao trên vườn sẽ làm các bệnh phát triển mạnh. Cần chú ý các bệnh thường gây hại nặng vào mùa mưa như bệnh như vàng lá, thối thân, thán thư, đốm lá...

Đề nghị khuyến cáo bà con nông dân sử dụng thuốc BVTV cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng. Tăng cường sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc thảo mộc, sinh học thay cho thuốc hoá học và đảm bảo đúng thời gian cách ly của thuốc trước khi thu hoạch./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 10,712,896
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây