Tình hình SVH đến 14/09/2011

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

  THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 14/09/2011
và dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 21/09/2011
_________________________________________

  I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Tình hình thời tiết đầu tháng 9 năm 2011

Trong tuần, thời tiết Nam bộ trưa chiều có mưa rào nhẹ và dông rải rác, ngày giảm mây và nắng.

- Nhiệt độ: trung bình 26 – 27 oC, thấp nhất từ 23 – 24oC, cao nhất 34 – 35oC.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình phổ biến 84 – 90 %.

- Lượng mưa: 70 – 100 mm

- Độ mặn: tại mũi Nhà Bè 0,7 – 2,0 %0.

3 . Tiến độ sản xuất vụ Mùa (tính đến ngày 07/09/ 201 1 )

a) Cây lúa

DT sạ, cấy 7.597 ha, (Quận 2: 64 ha, Quận 9: 8, Hóc Môn: 1.141 ha; Củ Chi: 34.081 ha, Bình Chánh: 1.802 ha, Bình Tân: 36 ha, Nhà Bè: 112 ha, Cần Giờ: 353 ha).

DT gieo mạ 453,64 ha (Quận 2: 6 ha, Quận 9:1 ha, Hóc Môn: 42,58 ha; Củ Chi:5 ha, Bình Chánh: 370.5 ha; Bình Tân: 0,4; Nhà Bè: 9,66 ha; Cần Giờ: 18,5 ha).

DT mạ còn lại 196 (Quận 2: 0,6 ha, Quận 9: 0,7 ha, Bình Chánh: 194,5 ha; Nhà Bè: 0,2 ha).

b) Cây trồng khác

- Cây rau: 3.281 ha, trong đó có 1.179 ha trồng rau muống nước và 55 ha trồng rau muống hạt.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI (SVH)

1. Cây lúa v ụ Mùa

Tổng diện tích nhiễm RN trên lúa Mùa và mạ Mùa là 508,5 ha, mật số rầy nâu ở mức thấp 300 – 500 con/m2 .

Đã tiến hành thu thập 50 mẫu mạ, lúa (Nhà Bè Cần Giờ: 14 mẫu, Hóc Môn: 8 mẫu, Bình Chánh: 18 mẫu, Củ Chi: 10 mẫu) và 5 mẫu rầy nâu. Kết quả phân tích mẫu mạ, lúa ghi nhận 5/50 mẫu nhiễm bệnh Virus VL-LXL và vàng lùn lúa cỏ. Trong đó tại huyện Nhà Bè có 2/14 mẫu nhiễm ở xã Long Thới, Hiệp Phước (01 mẫu nhiễm RGSV – virus gây lùn lúa cỏ và 01 mẫu nhiễm RRSV – virus gây vàng lùn – lùn xoắn lá), tại huyện Củ Chi có 3/10 mẫu ở xã Nhuận Đức và An Nhơn Tây nhiễm RGSV. Kết quả phân tích mẫu rầy nâu 1/5 mẫu nhiễm RRSV.

Diện tích nhiễm SVH 1.749 ha chủ yếu có sâu cuốn lá, sâu phao, bọ trĩ, OBV và chuột cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 (1.444 ha), mật số sinh vật hại đều ở mức độ nhẹ.

- Sâu cuốn lá: DT nhiễm là 218 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 (149 ha)

- Bọ trĩ: DT nhiễm là 116 ha, thấp hơn so với tuần trước (140 ha)

- Sâu phao: DT nhiễm là 66 ha, thấp hơn so với tuần trước (70 ha)

- Đạo ôn: DT nhiễm là 109 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (232 ha)

- OBV gây hại trên 620 ha lúa, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (458 ha)

- Chuột gây hại trên 83 ha lúa, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (53 ha).

2 . Cây rau Vụ Mùa

Tổng DT nhiễm SVH trên rau vụ Mùa là 905 ha, thấp hơn so với tuần trước (919 ha). SVH chủ yếu là sâu xanh, sâu ăn tạp, rầy xanh, rầy xám, bệnh gỉ trắng, bệnh vàng lá và OBV. Các SVH đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.

- Sâu xanh gây hại trên 65 ha, thấp hơn so với tuần trước (68 ha)

- Sâu ăn tạp gây hại trên 128 ha, thấp hơn so với tuần trước (133 ha)

- OBV gây hại trên 387 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (388 ha)

- Bệnh rỉ trắng: DT nhiễm là 51 ha, thấp hơn so với vùng kỳ năm trước (105 ha)

- Bệnh vàng lá: DT nhiễm là 33 ha, thấp hơn so với tuần trước (38 ha).

III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI

1 . Trên cây lúa vụ Mùa

Rầy nâu: Hiện tại, phần lớn RN trên đồng ruộng đang giai đoạn tuổi 1, 2 và một số tuổi trưởng thành, cần chú ý thường xuyên theo dõi mật số rầy trên đồng ruộng và có biện pháp phòng trừ thích hợp khi rầy tuổi 2 – tuổi 3, mật số > 3 con/tép hoặc 3.000 con/m2. Chú ý đợt rầy nâu vào cuối tháng 9/2011, đầu tháng 10/2011 có thể gây hại trên cây lúa.

Do tình hình thời tiết nắng mưa xen kẽ, ẩm độ không khí cao nên khả năng bệnh đạo ôn vẫn còn phát sinh phát triển trên ở nhiều quận, huyện trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ.

Ngoài ra, cần chú ý đến các đối tượng SVH khác trên cây lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đòng như: bọ trĩ, sâu phao, sâu cuốn lá, OBV và chuột...

2. Trên cây rau

- Trong thời kỳ mưa nhiều cần lưu ý bệnh hại rau, đặc biệt là bệnh thối nhũn trên cây con, cây rau ăn lá ngắn ngày, bệnh thán thư trên ớt, bệnh sương mai trên dưa leo, khổ qua, bệnh gỉ trắng trên rau muống..

Lưu ý các loại sâu bệnh gây hại như bọ nhảy, sâu ăn tạp trên các loại rau họ hoa thập tự và rau ăn lá; sâu đục trái trên cây đậu cove, đậu đũa.

- Các vùng chuyên canh rau phải lên líp cao và có biện pháp khai thông hệ thống tiêu thoát nước, tránh ngập úng cho các chân ruộng thấp.

3. Cây trồng khác

- Cây xoài: sâu đục cành, bệnh thán thư gây hại lá non.

- Cây mai vàng: bệnh cháy lá, bệnh gỉ sắt.

- Cây hoa lan: bệnh đốm lá, bệnh thán thư, bệnh thối nhũn.

- Cây lài: bệnh đốm lá, bệnh thán thư, bệnh thối bông.

- Cây bắp: bệnh cháy lá, sâu đục thân.

IV. ĐỀ NGHỊ

- Tập trung tổ chức công tác phòng chống rầy nâu đợt cuối tháng 9, đầu tháng 10/2011, lưu ý các trà mạ mùa, lúa mùa khoảng 30 ngày tuổi, các giống nhiễm rầy, giống lúa thơm.

- Tiếp tục tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức để vận động nông dân kiểm tra đồng ruộng và tích cực phòng trị rầy nâu, nhổ bỏ những cây lúa có triệu chứng nhiễm bệnh VL-LXL.

- Khoanh vùng những khu vực đã có bệnh VL-LXL xuất hiện và theo dõi diễn biến bệnh, diễn biến RN và tình hình sinh trưởng của lúa để có biện pháp khuyến cáo phù hợp./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 10,813,489
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây