THÔNG BÁO
I. TÌNH HÌNH CÂY TRỒNG
1. Cây lúa
a) Vụ Hè thu 2011 (tính đến ngày 7/9/2011)
Diện tích (DT) sạ, cấy là 6.018 ha (Củ Chi: 3.271 ha, Bình Chánh: 2.269 ha, Bình Tân: 98 ha, Hóc Môn: 264 ha, quận 2: 16 ha, quận 9: 61 ha, Cần Giờ: 39 ha). Trong đó, lúa giai đoạn trổ 17 ha, chín 331 ha và thu hoạch 5670 ha). Thu hoạch đạt 94,2 %.
b) Vụ Mùa 2011 (tính đến ngày 7/9/2011)
DT sạ, cấy 6.416 ha, (Quận 2: 40 ha, Quận 9: 5, Hóc Môn: 1.095 ha; Củ Chi: 3.780 ha, Bình Chánh: 1.027 ha, Bình Tân: 366 ha, Nhà Bè: 108 ha, Cần Giờ: 325 ha).
DT gieo mạ 453,64 ha (Quận 2: 6 ha, Quận 9:1 ha, Hóc Môn: 42,58 ha; Củ Chi:5 ha, Bình Chánh: 370.5 ha; Bình Tân: 0,4; Nhà Bè: 9,66 ha; Cần Giờ: 18,5 ha).
DT mạ còn lại 275,5 (Quận 2: 3 ha, Quận 9:1 ha, Hóc Môn: 2 ha; Bình Chánh: 269,5 ha; Nhà Bè: 0,2 ha).
2. Cây rau và cây trồng khác
- Cây rau: 3.053 ha, trong đó có 1.092 ha trồng rau muống nước và 51 ha trồng rau muống hạt.
- Bắp: 17,6 ha
- Đậu phộng: 27,5 ha
- Hoa cây kiểng:
+ Hoa mai: 435 ha
+ Bonsai: 6,1 ha
+ Hoa lan: 88 ha
+ Kiểng: 96 ha
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI (SVGH) THÁNG 9 NĂM 2011
1. Trên c ây lúa vụ Hè Thu và mạ Mùa, lúa Mùa
a) Rầy nâu (RN)
Lúa Hè Thu sắp thu hoạch xong nên tình hình rầy không đáng kể
Diện tích nhiễm RN trên mạ Mùa là 201 ha trong đó đều ở mức nhiễm nhẹ
Tháng 8/2011 có 2 đỉnh rầy trưởng thành vào đèn ở huyện Bình Chánh vào ngày 7/8 với mật số cao nhất với 15.732 con/bẫy/đêm.
Tháng 9/2011 từ ngày 4 đến ngày 6 rầy bắt đầu vào đèn với mật số cao nhất tại Hưng Long và Tân Nhựt 10.736 con/bẫy/đêm.
Trên đồng ruộng hiện nay các lứa rầy gối nhau diện tích nhiễm RN trên lúa Mùa và mạ Mùa là 398 ha ở Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Bình Tân, Nhà Bè, Cần Giờ, Quận 9, Quận 2 ghi nhận rầy nâu ở mức thấp 300 – 500 con/m2 .
b) Nhện gié, bệnh Vàng lùn-Lùn xoắn lá, Lùn sọc đen
Chi cục Bảo vệ thực vật tiến hành thu thập 50 mẫu mạ, lúa (Nhà Bè Cần Giờ: 14 mẫu, Hóc Môn: 8 mẫu, Bình Chánh: 18 mẫu, Củ Chi: 10 mẫu) và 5 mẫu rầy nâu. Kết quả phân tích mẫu mạ, lúa ghi nhận 5/50 mẫu nhiễm bệnh Virus VL-LXL và vàng lùn lúa cỏ. Trong đó tại huyện Nhà Bè có 2/14 mẫu nhiễm ở xã Long Thới, Hiệp Phước (01 mẫu nhiễm RGSV – virus gây lùn lúa cỏ và 01 mẫu nhiễm RRSV – virus gây vàng lùn – lùn xoắn lá), tại huyện Củ Chi có 3/10 mẫu ở xã Nhuận Đức và An Nhơn Tây nhiễm RGSV. Kết quả phân tích mẫu rầy nâu 1/5 mẫu nhiễm RRSV.
c) Một số SVH khác
Tổng DT nhiễm SVH lúa là 1.344 ha, bằng 20,9 % diện tích gieo trồng. SVH vụ Hè Thu chủ yếu là sâu cuốn lá, bọ trĩ, sâu phao, bệnh đạo ôn, ốc bưu vàng và chuột.
- Sâu cuốn lá: DT nhiễm 199 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (166 ha).
- Bọ trĩ: DT nhiễm 140 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (82 ha)
- Sâu phao: DT nhiễm 79 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (58 ha)
- OBV gây hại trên 543 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (277 ha).
- Bệnh đạo ôn: DT nhiễm 90 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (141ha).
- Chuột: DT nhiễm 56 ha, cao hơn so với cùng kì năm trước (46 ha).
DT nhiễm SVH cao hơn so với cùng kì năm 2010 (875 ha), các SVH khác đều ở mật số và tỷ lệ nhiễm nhẹ.
2. Cây rau vụ Mùa
+ Cây rau: DT nhiễm SVH trong tháng là 1.034 ha (mức nhiễm nhẹ), trong đó chủ yếu là sâu ăn tạp, sâu xanh, rầy xám, rầy xanh, OBV, bệnh thối nhũn, rỉ trắng.
DT nhiễm SVH tương đương so với tháng trước, các SVH xuất hiện phổ biến ở mật độ (tỷ lệ) nhẹ.
3. Trên cây hoa kiểng
Tổng diện tích nhiễm SVH 14,8 ha trong đó chủ yếu trên:
+ Hoa lan có muỗi đục bông, rệp vảy, bệnh đốm lá, khô đầu lá và thối nhũn, đốm đen
+ Hoa Mai: Nhện đỏ, sâu ăn lá, bọ trĩ, sâu đục thân, bệnh khô cành và bệnh vàng cam
+ Hoa sứ: nhện đỏ, bọ trĩ, bệnh vàng lá
+ Bonsai: nhện đỏ, bọ trĩ
+ Hoa nền: đốm lá, sâu ăn tạp, bọ trĩ
Các Trạm BVTV đã khuyến cáo nông dân phòng trừ kịp thời diện tích bị sinh vật gây hại.
III. DỰ BÁO SVH THÁNG 10 NĂM 2011
1. Trên cây lúa vụ Hè Thu
Lúa Hè thu hiện đang trong giai đoạn trổ và chín, dự kiến sẽ thu hoạch xong trong tháng 10. Tình hình SVH không đáng kể.
2. Trên cây lúa vụ Mùa
Lúa Mùa đã gieo cấy tập trung, cần lưu ý các SVH như bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu phao, bệnh đạo ôn, đốm vắn trong thời kỳ cây lúa từ giai đoạn mạ, đẻ nhánh đến làm đòng. Đặc biệt trong vụ lúa Mùa thường là thời kỳ bùng phát dịch Rầy nâu-Vàng lùn-Lùn xoắn lá.
a) Rầy nâu
Rầy nâu: Hiện tại, phần lớn RN trên đồng ruộng đang giai đoạn tuổi tuổi 4, 5 và một số nơi rầy trưởng thành vào đèn trong tuần sau sẽ có rầy nâu tiếp tục vào đèn do đó cần chú ý theo dõi mật số rầy trên đồng ruộng và rầy vào đèn để có biện pháp phòng trừ thích hợp (rầy tuổi 2 – tuổi 3, mật số > 3 con/tép hoặc 3.000 con/m2). Chú ý đợt rầy nâu vào cuối tháng 9/2011, có thể gây hại trên cây lúa.
- Giai đoạn lúa từ sau gieo sạ đến 20 ngày tuổi: nếu phát hiện RN di trú xuất hiện thì phun thuốc trừ rầy ngay. Thời điểm phun tốt nhất vào lúc RN di trú vào đèn nhiều nhất.
- Đối với trà lúa trên 20 ngày tuổi: không cần phun thuốc trừ RN di trú. Chỉ khuyến cáo phun thuốc trừ rầy khi mật độ rầy cám (rầy tuổi 2, tuổi 3) cao quá 3 con/tép giai đoạn lúa từ đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh (khoảng 40 – 45 ngày tuổi).
Cần tập trung chú ý rầy nâu gây hại trên các trà lúa mạ Mùa và đẻ nhánh.
b ) Bệnh VL-LXL
Hiện tại áp lực của Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở các tỉnh ĐBSCL vẫn còn cao do vậy đối với các xã đã xuống lúa Mùa cần quan tâm chặt chẽ diễn biến của rầy nâu vào đèn, gieo sạ đồng loạt, tập trung “né rầy” trên từng cánh đồng, nhằm hạn chế rầy nâu di trú truyền virus bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cho cây lúa non. Khi thấy rầy di trú ở các nương mạ nên tiến hành phun thuốc trừ rầy ngay để hạn chế rầy mang mầm bệnh virus VL-LXL truyền bệnh vào mạ.
Trên các trà lúa xuống giống trước ngày 20/8 đã qua thời gian ủ bệnh, đang biểu hiện rõ rệt triệu chứng trên đồng ruộng, cần điều tra, đánh giá và khoanh vùng bệnh. Biện pháp trừ bệnh hiệu quả nhất là tiêu hủy nguồn bệnh trên đồng ruộng, cụ thể như sau:
- Giai đoạn lúa dưới 30 ngày tuổi: nếu ruộng lúa bị nhiễm nặng (có trên 30% số dảnh (tép) bị bệnh và không còn khả năng phục hồi thì phải tiêu hủy ngay bằng cách cày, trục cả ruộng để diệt mầm bệnh; trước khi cày vùi phải phun thưốc trừ rầy nâu để tránh rầy nâu phát tán truyền bệnh sang ruộng khác. Nếu bị nhiễm nhẹ (dưới 30% số dảnh, số tép bị bệnh) thì phải nhổ bỏ cây và vùi xuống ruộng, không bỏ tràn lan trên bờ.
- Giai đọan lúa sau 30 ngày tuổi: thường xuyên thăm đồng và nhổ vùi bỏ dảnh (tép) lúa bị bệnh; đồng thời nếu phát hiện rầy cám (rầy tuổi 2, tuổi 3) có mật số trên 3 con/dảnh thì phải phun thuốc trừ rầy. Nếu ruộng lúa nhiễm bệnh quá nặng, không còn cho năng suất thì phải tiêu hủy ngay bằng cách cày, trục cả ruộng để diệt mầm bệnh; trước khi cày vùi phải phun thưốc trừ rầy nâu để tránh rầy nâu phát tán truyền bệnh sang ruộng khác.
Việc nhổ vùi cây lúa bệnh phải thực hiện sớm để hạn chế rầy nâu chích hút cây lúa bệnh lan sang cây lúa khỏe và cũng để bụi lúa lân cận sớm đâm chồi bù vào số bụi lúa, chồi lúa bị bệnh thì năng suất lúa không giảm nhiều.
Còn nếu đã tiêu hủy ruộng lúa, ruộng mạ nhiễm bệnh nên sử dụng giống lúa ngắn ngày để gieo sạ lại.
c) Sinh vật hại khác
- Bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông có khả năng sẽ còn tiếp tục phát triển ở mức độ từ nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng. Vì vậy, trên các ruộng đã có bệnh đạo ôn xuất hiện cần tích cực phun để phòng trị bệnh, khi phun thuốc cần đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và không nên phun thuốc phối trộn phân bón lá với thuốc trị bệnh đạo ôn, những ruộng xuất hiện bệnh đạo ôn lá phải hạn chế việc bón thêm phân đạm, luôn giữ đủ nước trong ruộng.
- Lưu ý sự xuất hiện gây hại của nhện gié khi lúa từ giai đoạn đẻ nhánh, bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt và bọ xít hôi chích hút giai đoạn đòng – trổ.
3. Trên rau vụ Mùa và cây trồng khác
* Trên cây rau
- Trong điều kiện ngày nắng, chiều tối có mưa kèm dông, sản xuất rau mùa cần chuẩn bị mái che, tránh rau bị dập nát khi có mưa to. Lưu ý kỹ thuật và vật liệu làm giàn cho rau nhằm tránh đổ ngã khi có dông.
- Các vùng chuyên canh rau phải lên líp cao và có biện pháp khai thông hệ thống tiêu thoát nước, tránh ngập úng cho các chân ruộng thấp.
- Dự báo SVH chính trong tháng tới:
+ Bệnh thối nhũn trên rau cải, bệnh chết cây con, bệnh chết dây trên dưa, bầu.
+ Bệnh vàng lá, bệnh đốm đen, bệnh thối nhũn trên rau muống nước.
Ngoài ra cần lưu ý sự phát triển của một số đối tượng: sâu xanh, sâu tơ, sâu ăn tạp trên các loại cải họ hoa thập tự và rau ăn lá; bệnh thán thư trên cây ớt; bệnh gỉ trắng trên rau muống nước; bệnh sương mai, phấn vàng trên cây dưa leo, khổ qua…
* Cây trồng khác
- Cây xoài: sâu đục cành, bệnh thán thư.
- Cây lài: sâu đục bông, bệnh thối tím bông.
- Cây bắp: sâu đục thân, sâu khoang.
- Cây rừng (cây đước): sâu đo, sâu ăn lá, sâu đục thân (xen tóc).
- Cây hoa lan: muỗi đục hoa, bệnh đốm lá, bệnh thán thư, bệnh thối nhũn.
IV. ĐỀ NGHỊ
1. Cây lúa
- Tập trung tổ chức công tác phòng chống RN đợt cuối tháng 9, lưu ý các trà mạ mùa, lúa mùa khoảng 30 ngày tuổi, các giống nhiễm rầy, giống lúa thơm.
- Tiếp tục tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức để vận động nông dân kiểm tra đồng ruộng và tích cực phòng trị rầy nâu, nhổ bỏ những cây lúa có triệu chứng nhiễm bệnh VL-LXL.
- Khoanh vùng những khu vực đã có bệnh VL-LXL xuất hiện và theo dõi diễn biến bệnh, diễn biến RN và tình hình sinh trưởng của lúa để có biện pháp khuyến cáo phù hợp.
2. Cây rau
- Hiện tại, rau Mùa đã thu hoạch rộ do vậy khi sử dụng thuốc BVTV bà con nên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc ít độc, thuốc có thời gian cách ly ngắn và cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc (đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách).
3. Cây trồng khác
- Đề nghị các Trạm BVTV hướng dẫn nông dân phòng trị các sâu hại chính gây hại trên cây ăn trái, cây bắp, cây lài. Đối với cây hoa lan tập trung chú ý muỗi gây hại bông và bệnh thối đen trên lá./.
I. TÌNH HÌNH CÂY TRỒNG
1. Vụ Hè thu 2011 (tính đến ngày 05/07/2011)
+ Cây lúa: DT sạ, cấy là 6.018 ha (Quận 2: 16 ha, Quận 9: 61 ha, Hóc Môn: 264 ha, Củ Chi: 3.271 ha, Bình Chánh: 2.269, Bình Tân: 98 ha, Cần Giờ: 39 ha). Trong đó cây lúa giai đoạn làm mạ 137 ha, đẻ nhánh 2594 ha, làm đòng 1.063 ha, trổ 1762 ha, chín 365 ha, thu hoạch 97 ha.
+ Cây rau: 3.784 ha, trong đó có 2.917 ha trồng rau muống nước và 886 ha trồng rau muống hạt.
+ Cây bắp: 38 ha
+ Cây đậu phộng: 49 ha
+ Hoa mai: 422 ha
+ Bonsai: 5,7 ha
+ Hoa lan: 80 ha
+ Kiểng: 96 ha
2. Tiến độ sản xuất vụ Mùa 2011 (tính đến ngày 05/07/2011)
+ Cây lúa: DT sạ, cấy là 83,5 ha (Hóc Môn 3,5 ha, Củ Chi: 77 ha, Quận 7: 03 ha). DT gieo mạ 34 (Hóc Môn 9,8 ha, Bình Chánh 17,5 ha, Nhà Bè 1,9 ha, Cần Giờ 5 ha, Quận 7 0,2 ha)
+ Cây rau: 491 ha, trong đó có 261 ha trồng rau muống nước và 2 ha trồng rau muống hạt.
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI (SVGH) THÁNG 07 NĂM 2011
1. Trên c ây lúa vụ Hè Thu
a) Rầy nâu (RN)
Diện tích nhiễm RN trong tháng 07 là 176 ha (Củ Chi) đều ở mức nhiễm nhẹ.
Trong tháng 06/2011 có 3 đỉnh rầy trưởng thành di trú vào đèn với mật số 10.000 đến 15.000 con/bẫy/đêm
+ Đợt 1: từ 11/06 – 13/06 mật số 15.080 con/bẫy/đêm
+ Đợt 2: từ 15/06 – 17/06 mật số 10.560 con/bẫy/đêm
+ Đợt 3: từ 19/06 – 21/06 mật số 15.400 con/bẫy/đêm
Tuy nhiên, sau đợt rầy vào đèn cao điểm mật số rầy giảm xuống thấp trong khoảng thời gian ngắn và chưa gây ảnh hưởng gì đáng kể cho cây lúa Hè thu.
Mật số RN vào đèn năm 2011 cao hơn gấp 5 lần so với cùng kì năm 2010
b) Nhện gié, bệnh Vàng lùn-Lùn xoắn lá, Lùn sọc đen
Hiện nay, chưa phát hiện DT nhiễm bệnh Vàng lùn-Lùn xoắn lá, Lùn sọc đen trên đồng ruộng.
Nhện gié đã có biểu hiện triệu chứng tại các trà lúa đẻ nhánh – đòng tại huyện Củ Chi.
c) Một số SVH khác
Tổng DT nhiễm SVH lúa là 1.678 ha, bằng 27,8 % diện tích gieo trồng. SVH vụ Hè Thu chủ yếu là sâu cuốn lá, bọ xít hôi, bọ trĩ, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn và OBV, chuột.
- Sâu cuốn lá: DT nhiễm 299 ha, cao hơn cùng kì năm 2010 (256 ha).
- Bọ trĩ: DT nhiễm 176 ha, cao hơn cùng kì năm trước (131 ha).
- Bọ xít hôi: DT nhiễm 133 ha, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (109 ha)
- OBV gây hại trên 438 ha, cao hơn so với tháng trước (331 ha).
- Bệnh đạo ôn: DT nhiễm 141 ha, cao hơn so với cùng kỹ năm trước (73ha).
- Bệnh đốm vằn: DT nhiễm 18 ha, cao hơn so với cùng kì năm trước (9 ha).
DT nhiễm SVH cao hơn so với cùng kì năm 2010 (1182 ha), các SVH khác đều ở mật số và tỷ lệ nhiễm nhẹ.
2 Cây rau Hè thu 2011
+ Cây rau: DT nhiễm SVH trong tháng là 1.037 ha (mức nhiễm nhẹ), trong đó chủ yếu là sâu xanh, bọ nhảy, sâu ăn tạp, rầy xám, OBV, bệnh gỉ trắng, thối nhũn …
DT nhiễm SVH thấp hơn so với tháng trước (1.776 ha), các SVH xuất hiện phổ biến ở mật độ (tỷ lệ) nhẹ.
3. Trên cây rau vụ Mùa
DT nhiễm SVH trong tháng là 491 ha (mức nhiễm nhẹ), trong đó chủ yếu là sâu ăn tạp, sâu xanh, rầy xám, rầy xanh, OBV, bệnh thối nhũn, rỉ trắng … đều xuất hiện ở mật độ (tỷ lệ) nhẹ.
4. Trên cây hoa kiểng
Tổng diện tích nhiễm SVH 10,8 ha trong đó chủ yếu trên:
+ Hoa lan có muỗi đục bông, rệp vảy, bệnh đốm lá, khô đầu lá và thối nhũn
+ Hoa Mai: Nhện đỏ, sâu đục thân, bệnh khô cành và bệnh vàng cam
+ Hoa sứ: nhện đỏ, bọ trĩ, bệnh vàng lá
+ Bonsai: nhện đỏ, bọ trĩ
+ Hoa nền: đốm lá
III. DỰ BÁO SVH THÁNG 08 NĂM 2011
1. Trên cây lúa Hè thu
Lúa Hè thu hiện nay đang trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đòng và trổ. Do điều kiện ngày nắng nóng, chiều tối có mưa cần đề phòng các bệnh đạo ôn, bệnh lem lép hạt, bọ xít hôi và sâu cuốn lá gây hại.
a) Rầy nâu
- Hiện tại, phần lớn RN trên đồng ruộng đang giai đoạn tuổi 5, tuổi trưởng thành và một số tuổi 1. Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và lúa Hè Thu của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang giai đoạn trổ, chín và thu hoạch nên cuối tháng 7 năm 2011 sẽ có đợt RN di trú từ ngày 20 – 25/7, do đó cần tiếp tục theo dõi mật số rầy nâu trên đồng ruộng.
Cần tập trung chú ý rầy nâu gây hại trên các trà lúa đẻ nhánh 2.594 ha (Q.9, Bình Chánh, Bình Tân), đòng 1.617 ha (Q.2, Q.9, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Bình Tân) và 137 ha lúa giai đoạn mạ (Q.2, Q.9, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ)
b ) Bệnh VL-LXL
Hiện tại áp lực của Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở các tỉnh ĐBSCL vẫn còn cao do vậy đối với các xã đã xuống lúa Mùa cần quan tâm chặt chẽ diễn biến của rầy nâu vào đèn, gieo sạ đồng loạt, tập trung “né rầy” trên từng cánh đồng, nhằm hạn chế rầy nâu di trú truyền virus bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cho cây lúa non. Khi thấy rầy di trú ở các nương mạ nên tiến hành phun thuốc trừ rầy ngay để hạn chế rầy mang mầm bệnh virus VL-LXL truyền bệnh vào mạ.
* SVH khác
- Bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông có khả năng sẽ còn tiếp tục phát triển ở mức độ từ nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng. Vì vậy, trên các ruộng đã có bệnh đạo ôn xuất hiện cần tích cực phun để phòng trị bệnh, khi phun thuốc cần đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và không nên phun thuốc phối trộn phân bón lá với thuốc trị bệnh đạo ôn, những ruộng xuất hiện bệnh đạo ôn lá phải hạn chế việc bón thêm phân đạm, luôn giữ đủ nước trong ruộng.
- Lưu ý sự xuất hiện gây hại của nhện gié khi lúa từ giai đoạn đẻ nhánh, bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt và bọ xít hôi chích hút giai đoạn đòng – trổ.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý bệnh lem lép hạt, rầy cánh trắng, sâu cuốn lá và nhện gié…đang có chiều hướng gia tăng diện tích nhiễm; các đối tượng khác xuất hiện với diện tích và mức độ gây hại nhẹ.
2. Trên rau vụ Mùa và cây trồng khác
* Trên cây rau
Trong điều kiện mưa nhiều thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại, các vùng chuyên canh rau cần lưu ý các loại sâu bệnh gây hại như:
- Rau ăn lá: sâu xanh, dòi đục lá, bệnh thối nhũn, chết cây con.
- Dưa leo, khổ qua, mướp: sâu đục trái, bệnh héo dây, bệnh phấn vàng, sương mai.
- Cây ớt: bệnh thán thư, bệnh héo rũ.
- Rau muống nước: rầy xám, bệnh gỉ trắng.
- Rau muống hạt: bệnh gỉ trắng.
- Bầu, bí: bệnh héo dây.
Do thời tiết vào mùa mưa, cần lưu ý sự phát triển của một số đối tượng: sâu xanh, sâu tơ, sâu ăn tạp trên các loại cải họ hoa thập tự và rau ăn lá; bệnh thán thư trên cây ớt; bệnh gỉ trắng trên rau muống nước; bệnh sương mai, phấn vàng trên cây dưa leo, khổ qua…
* Cây trồng khác
- Cây xoài: sâu đục cành, bệnh thán thư.
- Cây lài: sâu đục bông, bệnh thối tím bông.
- Cây bắp: sâu đục thân, sâu khoang.
- Cây rừng (cây đước): sâu đo, sâu ăn lá, sâu đục thân (xen tóc).
- Cây hoa lan: muỗi đục hoa, bệnh đốm lá, bệnh thán thư, bệnh thối nhũn.
IV. ĐỀ NGHỊ
1. Cây lúa
- Các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu ngoài đồng, tổ chức, vận động nông dân phun thuốc trừ RN tại những ruộng lúa có mật số cao nhằm tránh thiệt hại do RN gây ra trên các trà lúa Hè Thu và mạ mùa 2011. Tập trung điều tra, phát hiện, thống kê báo cáo và theo dõi tình hình gây hại của Nhện gié, rầy cánh phấn ở trà lúa đẻ nhánh, làm đòng.
- Các địa phương đang chuẩn bị xuống giống mạ mùa 1 vụ (huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè và phía nam huyện Bình Chánh) cần tăng cường giám sát bẫy đèn, nắm chắc diễn biến, mật số RN di trú tại địa phương mình, và nghiêm túc áp dụng các biện pháp phòng, trừ RN, bệnh VL-LXL của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
- Chỉ đạo bà con nông dân không xuống giống mạ mùa, lúa mùa năm 2011 trước ngày 1/8/2011 để tránh cao điểm RN trưởng thành di trú với mật độ cao vào cuối tháng 7/2011.
- Tổ chức thông tin hàng ngày về biện pháp gieo cấy “Né rầy”, thời gian xuống giống an toàn trên hệ thống phát thanh xã (phường), huyện (quận) và trong các buổi họp tổ chức tại địa phương.
- Khuyến cáo bà con nông dân tích cực thăm đồng, theo dõi mật số rầy trên đồng ruộng và ở hệ thống bẫy đèn để có biện pháp ứng phó phòng trừ rầy kịp thời (rầy ở tuổi 2 – 3, với mật số trên 3 con/tép).
- Điều tra phát hiện tình hình gây hại của Nhện gié trên lúa ở trà lúa để nhánh, làm đòng.
2. Cây rau
- Hiện tại, rau hè thu đã thu hoạch rộ do vậy khi sử dụng thuốc BVTV bà con nên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc ít độc, thuốc có thời gian cách ly ngắn và cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc (đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách).
3. Cây trồng khác
- Đề nghị các Trạm BVTV hướng dẫn nông dân phòng trị các sâu hại chính gây hại trên cây ăn trái, cây bắp, cây lài. Đối với cây hoa lan tập trung chú ý muỗi gây hại bông và bệnh thối đen trên lá./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn