a. Trình tự thực hiện: (Điều 36, Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)
Bước 1: Trước 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến đến Bộ phận Một cửa của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Địa chỉ: số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh (ĐT: 028 35102686; Fax: 028 38414926; Email: ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn).
- Thời gian nhận hồ sơ: trong các ngày làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu:
- Buổi sáng: từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút;
- Buổi chiều: từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
* Bước 2: Bộ phận Một cửa của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận cho người nộp, nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn để bổ sung đầy đủ.
* Bước 3: Thẩm định hồ sơ
- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thẩm định trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.
- Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
* Bước 4: Thành lập đoàn đánh giá
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ra quyết định thành lập Đoàn đánh giá.
* Bước 5: Đánh giá thực tế tại cơ sở
- Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá ít nhất 05 ngày. Thông báo nêu rõ thành phần đoàn, phạm vi, nội dung, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
* Bước 6: Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét kết quả đánh giá để cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
+ Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở.
+ Trường hợp kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt và yêu cầu tổ chức, cá nhân khắc phục trong vòng 60 ngày. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết), trường hợp hợp lệ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở.
+ Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b. Cách thức thực hiện (Khoản 1, Điều 35, Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tại Bộ phận Một cửa của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ (Điều 35, Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)
- Thành phần bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu).
- Bản thuyết minh về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định (theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.
f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: (Khoản 1, Điều 35, Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XIV, Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Bản thuyết minh về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XVI, Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
h. Phí thẩm định (Thông tư 33/2021/TT-BTC):
800.000đ (Tám trăm ngàn đồng)
i. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hoặc văn bản trả lời không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
j. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Điều 63 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật và khoản 2 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018).
- Chi tiết điều kiện nhân lực
Chủ cơ sở buôn bán thuốc hoặc người trực tiếp quản lý và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
- Chi tiết điều kiện địa điểm
1. Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.
2. Kho thuốc bảo vệ thực vật:
- Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
- Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.
k. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính Phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 6 năm 2018.
- Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi,bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 9 năm 2018.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2015.
- Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp; có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2021.
- Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Quyết định số 678/QĐ-BNN-BVTV ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 02 năm 2019.
- Quyết định số 3749/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định số 3812/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Ý kiến bạn đọc