Kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tháng 4 và kế hoạch tháng 5 năm 2023

Thứ ba - 04/04/2023 22:52
Căn cứ Thông tư số 01/2020/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 01 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Thực hiện Công văn số 648/SNN-KHCN ngày 14 tháng 4 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định chế độ báo cáo công tác quản lý an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm tháng 4 và kế hoạch trọng tâm tháng 5 năm 2023 như sau:
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC THÁNG 4 VÀ 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
1. Xây dựng và chỉ đạo, điều hành triển khai chính sách, pháp luật
Lũy kế đến tháng 4 năm 2023, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã xây dựng và ban hành một số văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện như sau:
- Kế hoạch số 04/KH-CCTTBVTV ngày 03 tháng 01 năm 2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật vtriển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ Hội Xuân 2023.
- Kế hoạch số 02/KH-CCTTBVTV ngày 03 tháng 01 năm 2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm tại vùng sản xuất rau trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023).
- Báo cáo số 07/BC-CCTTBVTV ngày 03 tháng 01 năm 2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về triển khai Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm
Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ Hội Xuân năm 2023 (đợt 01).

- Kế hoạch số 11/KH-CCTTBVTV ngày 05 tháng 01 năm 2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về kiểm tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng sản xuất rau năm 2023.
- Quyết định số 07/QĐ-CCTTBVTV ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về kiểm tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại vùng sản xuất rau tháng 01 năm 2022.
- Quyết định số 23/QĐ-CCTTBVTV ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về kiểm tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại vùng sản xuất rau tháng 02 năm 2022.
- Báo cáo số 95/BC-CCTTBVTV ngày 06 tháng 02 năm 2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về triển khai Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm
Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ Hội Xuân năm 2023 (đợt 02).

- Quyết định số 79/QĐ-CCTTBVTV ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về kiểm tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại vùng sản xuất rau tháng 3 năm 2022.
- Báo cáo số 216/BC-CCTTBVTV ngày 08 tháng 3 năm 2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về triển khai Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm
Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ Hội Xuân năm 2023 (đợt 03).

- Kế hoạch số 252/KH-CCTTBVTV ngày 15 tháng 3 năm 2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về kiểm tra, đánh giá điều kiện sản xuất rau an toàn năm 2023.
- Kế hoạch số 258/KH-CCTTBVTV ngày 16 tháng 3 năm 2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu năm 2023 trên địa bàn Thành phố.
- Kế hoạch số 304/KH-CCTTBVTV ngày 28 tháng 3 năm 2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023.
 (kèm Phụ lục bảng số 01).
* Đánh giá, nhận xét
Chi cục đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác quản lý an toàn
thực phẩm tại vùng sản xuất
kịp thời đúng quy định, qua đó giám sát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong các sản phẩm rau tại vùng sản xuất, làm cơ sở khuyến cáo, xử lý các hộ sản xuất rau vi phạm về lĩnh vực an toàn thực phẩm trong sản xuất rau trên địa bàn Thành phố.

2. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật
2.1. Phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin, truyền thông về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
Trong tháng 4, Chi cục đã tổ chức 15 lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng với 383 người tham dự.
Lũy kế từ đầu năm đến tháng 4 năm 2023, Chi cục đã tổ chức 15 lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng với 383 người tham dự.
2.2. Tổ chức sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn
Vùng trồng trọt được chứng nhận VietGAP: Lũy tiến đến nay, tổng số cơ sở sản xuất rau trên địa bàn Thành phố đã được chứng nhận VietGAP là 1.753 tổ chức, cá nhân, tổng diện tích gieo trồng16.133 ha, với sản lượng dự kiến 283.539 tấn (đính kèm Phụ lục bảng số 02).
2.3. Giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản
Không phát sinh trong kỳ báo cáo.
2.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
2.4.1. Thanh tra, kiểm tra, thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Công tác thẩm định chứng nhận:
Lũy kế đến tháng 4 năm 2023, Chi cục đã thẩm định, đánh giá 08 cơ sở và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở này (đính kèm Phụ lục Bảng số 03).
2.4.2. Thanh tra, kiểm tra, thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Công tác kiểm tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng sản xuất:
Trong tháng 4, Chi cục đã kiểm tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 24 hộ
nông dân, trong đó: huyện Củ Chi 08 hộ, huyện Hóc Môn - Quận 12 có 06 hộ, thành phố Thủ Đức 03 hộ, huyện Bình Chánh 07 hộ, kết quả không có hộ vi phạm về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Lũy kế đến tháng 4, Chi cục đã kiểm tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 66 hộ nông dân, trong đó: huyện Củ Chi 21 hộ, huyện Hóc Môn - Quận 12 có 17 hộ, thành phố Thủ Đức 09 hộ, huyện Bình Chánh 19 hộ, kết quả không có hộ vi phạm về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm tại vùng sản xuất:
Trong tháng 4 không phát sinh.
Lũy kế đến tháng 4, Chi cục đã tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật 32 hộ, kết hợp lấy 55 mẫu rau của 32 hộ đang thu hoạch gửi phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Y tế về quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm. Kết quả, không có mẫu vượt quá giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định.
(đính kèm Phụ lục bảng số 04).
* Đánh giá, nhận xét
Qua công tác kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm tra việc
chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại vùng sản xuất đã giúp cho người dân có ý thức chấp hành pháp luật, góp phần sản xuất rau an toàn bảo vệ sức khỏe người dân, xử lý vi phạm kịp thời trường hợp vi phạm.

2.4.3. Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về vật tư nông nghiệp
Trong tháng 4, Chi cục đã kiểm tra vật tư nông nghiệp 26 cơ sở.
Xử phạt vi phạm hành chính: Chi cục đã xử phạt vi phạm hành chính 6 vụ vi phạm với tổng số tiền là 64.200.000 đồng, hành vi vi phạm: Sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng; buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng; vi phạm quy định về nhãn hàng hóa; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Lũy kế đến tháng 4, Chi cục đã kiểm tra vật tư nông nghiệp 38 cơ sở.
Xử phạt vi phạm hành chính: Chi cục đã xử phạt vi phạm hành chính 7 vụ vi phạm với tổng số tiền là 81.200.000 đồng, hành vi vi phạm: Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
 (đính kèm Phụ lục bảng số 05).
- Công tác lấy mẫu vật tư nông nghiệp phục vụ công tác thanh tra:
Trong tháng 4, Chi cục đã thực hiện lấy mẫu vật tư nông nghiệp để kiểm tra chất lượng, gồm:
Mẫu thuốc bảo vệ thực vật: Đã lấy 01 mẫu thuốc bảo vệ thực vật kiểm tra chất lượng; chưa có kết quả.
Mẫu phân bón: Đã lấy 01 mẫu phân bón kiểm tra chất lượng; chưa có kết quả.
Lũy kế đến tháng 4, Chi cục đã thực hiện lấy mẫu vật tư nông nghiệp để kiểm tra chất lượng, gồm:
Mẫu thuốc bảo vệ thực vật: Đã lấy 02 mẫu thuốc bảo vệ thực vật kiểm tra chất lượng; chưa có kết quả.
Mẫu phân bón: Đã lấy 01 mẫu phân bón kiểm tra chất lượng; chưa có kết quả.
* Đánh giá, nhận xét
Qua thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn Thành phố; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
2.5 Công tác quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu
- Công tác giám sát định kỳ mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói: đã ban hành kế hoạch triển khai công tác giám sát định kỳ các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đã cấp năm 2023.
- Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thực tế và nộp hồ sơ đề nghị Cục BVTV cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói:
+ Trong tháng 03/2023, đã thực hiện kháo sát thực địa cho 02 mã số vùng trồng của 01 đơn vị, đã hoàn thiện hồ sở gửi Cục Bảo vệ thực vật.
+ Lũy tiến từ đầu năm đến nay, đã thực hiện khảo sát thực địa cho 09 mã số cơ sở đóng gói của 02 đơn vị và 02 vùng trồng của 01 đơn vị, kết quả cụ thể:
Kiểm tra thực địa 09 mã số cơ sở đóng gói (gồm 02 mã số bưởi, 01 mã số xoài, 01 mã số vú sữa, 01 mã số nhãn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ; 01 mã số xoài, 01 mã số thanh long, 01 mã số măng cụt, 01 mã số chôm chôm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc) và 02 mã số vùng trồng của 01 đơn vị  đạt yêu cầu và đã lập hồ sơ đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số, đang chờ kết quả.
Trong 03 tháng đầu năm, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp 05 mã số cơ sở đóng gói cho 03 đơn vị, gồm 02 mã chuối, 01 mã sầu riêng, 01 mã măng cụt và 01 mã nhãn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, và Nhật Bản.
3. Tăng cường nguồn lực
3.1. Về tổ chức bộ máy
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thành phố Hồ Chí Minh gồm có 01
Chi cục trưởng và 02 Phó Chi cục trưởng; quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp gồm có Phòng Thanh tra Pháp chế chủ trì và 5 trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tại huyện, quận phối hợp; quản lý an toàn thực phẩm gồm có Phòng Trồng trọt chủ trì và 5 trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tại huyện, quận phối hợp.

3.2. Về nhân sự, đào tạo
a) Kết quả đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địa phương
Không phát sinh trong kỳ báo cáo (đính kèm Phụ lục bảng số 06).
b) Số lượng nhân sự địa phương (đính kèm Phụ lục bảng số 07).
3.3. Về năng lực đánh giá sự phù hợp (kiểm nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận)
Chi cục có đủ năng lực chứng nhận cơ sở đủ điều an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật theo quy định.
II. KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM CÔNG TÁC THÁNG 5
1. Xây dựng và chỉ đạo, điều hành triển khai chính sách, pháp luật
Tiếp tục xây dựng các văn bản chỉ đạo, điều hành kịp thời về an toàn
thực phẩm và vật tư nông nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.

2. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật
2.1 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
- Công tác kiểm tra, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng
sản xuất
: Chi cục thực hiện kiểm tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng sản xuất rau an toàn. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, Chi cục xử lý nghiêm và kịp thời; Thường xuyên nhắc nhở, phát tài liệu, tờ rơi cho người dân trồng rau nhằm hướng dẫn người dân thực hiện tốt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” để đảm bảo an toàn thực phẩm trên sản phẩm rau củ quả.

- Kiểm tra lĩnh vực an toàn thực phẩm: Chi cục thực hiện kiểm tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại vùng sản xuất, kết hợp lấy mẫu rau đang thu hoạch phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo kế hoạch. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, Chi cục tiến hành xử lý theo quy định.
- Thanh kiểm tra lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng:  Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị chức năng liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Thành phố. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, lực lượng chức năng liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, các cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về sản xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, sản xuất kinh doanh phân bón.
2.2 Công tác quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu
- Công tác giám sát định kỳ mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói: tiếp tục giám sát định kỳ mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trên địa bàn quản lý.
- Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thực tế và nộp hồ sơ đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói khi có phát sinh hồ sơ.
3. Tăng cường nguồn lực
Tổ chức tập huấn lĩnh vực bảo vệ thực cho cán bộ kỹ thuật của Chi cục.
Trên đây là báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tháng 4 và Kế hoạch tháng 5 năm 2023./.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,389,552
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây