Hội nghị tổng kết thực hiện

Thứ hai - 30/09/2019 01:03

Để góp phần giải quyết vấn đề này, từ năm 2012-2017, Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với Công ty cổ phần BVTV An Giang (nay là Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời) và 22 Chi cục Trồng trọt và BVTV các tỉnh phía Nam tổ chức triển khai thực hiện Chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường“. Để tiếp tục duy trì và nhân rộng thành công của mô hình tại các tỉnh phía Nam cũng như hướng tới trên toàn quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với Hiệp hội sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam, các doanh nghiệp, các địa phương tiếp tục thực hiện Giai đoạn II của Chương trình (2017-2021) với mục tiêu là bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị nông sản hướng tới nền sản xuất trồng trọt an toàn, hiệu quả và bền vững.

 

 

Trải qua 7 năm thực hiện, Chương trình đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp&PTNT và các địa phương và xã hội đánh giá cao về ý nghĩa và mục đích của chương trình. Cụ thể: đã đào tạo 531 giảng viên,thực hiện hơn 16.366 cuộc hội thảo với 658.585 nông dân tham dự tại 22 tỉnh, thành.Chương trình đã phát hơn 590.454 tờ rơi, 26.530 poster tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng nông thôn của bà con nông dân. Đồng thời đã tập huấn cho 2.400 sinh viên trường Đại Học Đà Lạt, Tiền Giang, Cửu Long, Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ.


Đến nay, Chương trình đã xây dựngđược 167 mô hình tiêu biểu tại các xã xây dựng nông thôn mới ở 22 tỉnh thành với các cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế và xuất khẩu: lúa,măng tây, thanh long, bưởi da xanh, xoài, vú sữa, nhãn, mãng cầu ta, mãng cầu xiêm, hồ tiêu, khoai lang, hành tím,…. Tổng diện tích của các mô hình đạt hơn 8.290 ha, với sựthamgia trực tiếp của hơn 7.713 hộ nông dân, đã hỗ trợ các địa phương xây dựng 756 bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng, trong 7 năm thực hiện chương trình đã thu gom và tiêu hủy hơn 60 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

 

 

Để đánh giá kết quả năm thứ nhất (2018) và triển khai kế hoạch năm thứ hai (2019) giai đoạn II (2017-2021) Chương trình cùng nông dân bảo vệ môi trường, ngày 23/11/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Bảo vệ thực vât đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện năm thứ nhất và kế hoạch năm thứ hai giai đoạn II (2017-2021) các tỉnh thành phía Nam. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên Môi trường của một số tỉnh; lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật 22 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh phía Nam; Hiệp hội sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV, các trường đại học trong vùng… Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung đã tham dự và chủ trì hội nghị.

 

Hội nghị đã tập trung đánh giá kết quả thực hiện năm thứ nhất giai đoạn II (2018), thảo luận chỉ ra các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện. Các đại biểu tham dự cũng đã phát biểu, đóng góp ý kiến về kế hoạch triển khai chương trình trong thời gian tới đây.

 

 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã thay mặt Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá cao ý nghĩa, nội dung, kết quả của Chương trình.

 

Trong thời gian tới, Thứ trưởng đề nghị Cục Bảo vệ thực vật duy trì phối hợp với hiệp hội, doanh nghiệp và các địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá để xác định những nội dung, hoạt động phù hợp để nhân rộng kết quả Chương trình trên phạm vi toàn quốc./.   

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,388,041
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây