“1 phải 5 giảm” Mô hình sinh thái trên cây lúa triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao và thân thiện với môi trường

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

     Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, những yêu cầu của người dân về sản phẩm tiêu dùng ngày càng cao và mặt hàng lúa gạo cũng không tránh khỏi những yêu cầu khắt khe của thị trường. Những thương hiệu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường tiêu dùng. Với chủ trương nâng cao thu nhập của người nông dân, quan tâm đến sức khỏe con người và môi trường các cơ quan chức năng chú trọng đầu tư, mở rộng các mô hình trồng lúa hiệu quả về kinh tế, an toàn cho con người và bền vững với môi trường như mô hình: công nghệ sinh thái đồng ruộng, 3 giảm 3 tăng hoặc 1 phải 5 giảm. Đây là những mô hình thực nghiệm đã được chứng minh đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội. Ngày nay, thế giới đứng trước nguy cơ “biến đổi khí hậu”, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa này do đó việc trồng trọt càng được chú trọng hơn về vấn đề “đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu”. Đây cũng là nguyên nhân để mở rộng mô hình “3 giảm 3 tăng” thành “1 phải 5 giảm”.

     Mô hình “1 phải 5 giảm“ được thực hiện theo các nội dung chính sau đây:

     - 1 phải: Phải sử dụng giống tốt, giống xác nhận.

     - 5 giảm:

           + Giảm giống: Áp dụng mật độ sạ hợp lý 80 – 100 kg lúa giống/ ha và áp dụng công cụ gieo sạ theo hang.

           + Giảm lượng phân đạm: ứng dụng biện pháp bón phân đạm theo bảng so màu lá lúa.

           + Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật: Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng qui trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM.

          + Giảm lượng nước tưới và số lần bơm tưới: Áp dụng theo kỹ thuật khô ướt xen kẽ (tưới nước tiết kiệm).

          + Giảm thất thoát trong và sau thu hoạch: Ứng dụng thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và sử dụng biện pháp sấy lúa.

      Từ đầu vụ Đông xuân 2009 – 2010, đã thực hiện thành công mô hình “công nghệ sinh thái đồng ruộng” ở huyện Cai Lậy và Cái Bè tỉnh Tiền Giang và gần đây nhất là mô hình trồng hoa bên bờ ruộng bao quanh cánh đồng “1 phải 5 giảm” trong vụ Hè Thu năm 2009 trên 30 ha ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành nhằm quản lý SVH, cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

H1: hội thảo đầu bờ hệ sinh thái đồng ruộng, H2: hệ thống bẫy đèn dự báo SVH, H3: hệ thống cây trồng dẫn dụ thiên địch, H4: hệ thống bẫy chậu, bẫy dính màu vàng thu hút SVH

undefined undefined undefined undefined

     Với sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, Cục Bảo Vệ Thực Vật, tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện mô hình “1 phải 5 giảm”. Mô hình tại tỉnh An Giang trong năm 2009 với 335 hộ nông dân tham gia, diện tích ứng dụng là 646,92 ha và mô hình được xây dựng trên qui mô 1 ấp hay 1 tiểu vùng sản xuất, mỗi mô hình có thực hiện ruộng trình diễn với diện tích 1 ha để nông dân tham quan học tập. Kết quả thực hiện trong vụ Hè Thu 2009 tại tỉnh An Giang cho thấy, áp dụng mô hình “1 phải 5 giảm”, người nông dân sẽ giảm được 24,5 kg giống lúa/ ha, 6,5 kg phân đạm/ha, 8,4 kg phân lân/ha, 0,3 kg phân kali/ha, 2,4 lần phun thuốc trừ sâu/vụ, 1,3 lần phun thuốc trừ bệnh/vụ, 2,0 lần bơm nước/vụ, 11,5% tỷ lệ đổ ngã nhưng tăng năng suất 190 kg lúa/ha và tăng lợi nhuận 615.000 đồng/ha so với tập quán canh tác truyền thống của nông dân ( TS. Lưu Hồng Mẫn,Báo cáo kết quả triển khai ứng dụng mô hình” 1 phải 5 giảm” trong sản xuất lúa tại An Giang năm 2009. Sở Nông Nghiệp & PTNT An Giang).

      Qua kết quả thống kê cho thấy, việc áp dụng “1 phải, 5 giảm” trong canh tác lúa đã giúp nông dân tiết kiệm bình quân từ 2,5 – 4 triệu đồng/ha. Với việc áp dụng mô hình 1 phải 5 giảm là một hướng đi tích cực, có hiệu quả, không những tăng lợi nhuận cho người trồng lúa mà còn đảm bảo sự bền vững, an toàn cho môi trường cũng như sức khỏe nông dân. Đây cũng là những đặc điểm giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường lúa gạo quốc tế./.

 

     Với sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, Cục Bảo Vệ Thực Vật, tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện mô hình “1 phải 5 giảm”. Mô hình tại tỉnh An Giang trong năm 2009 với 335 hộ nông dân tham gia, diện tích ứng dụng là 646,92 ha và mô hình được xây dựng trên qui mô 1 ấp hay 1 tiểu vùng sản xuất, mỗi mô hình có thực hiện ruộng trình diễn với diện tích 1 ha để nông dân tham quan học tập. Kết quả thực hiện trong vụ Hè Thu 2009 tại tỉnh An Giang cho thấy, áp dụng mô hình “1 phải 5 giảm”, người nông dân sẽ giảm được 24,5 kg giống lúa/ ha, 6,5 kg phân đạm/ha, 8,4 kg phân lân/ha, 0,3 kg phân kali/ha, 2,4 lần phun thuốc trừ sâu/vụ, 1,3 lần phun thuốc trừ bệnh/vụ, 2,0 lần bơm nước/vụ, 11,5% tỷ lệ đổ ngã nhưng tăng năng suất 190 kg lúa/ha và tăng lợi nhuận 615.000 đồng/ha so với tập quán canh tác truyền thống của nông dân ( TS. Lưu Hồng Mẫn,Báo cáo kết quả triển khai ứng dụng mô hình” 1 phải 5 giảm” trong sản xuất lúa tại An Giang năm 2009. Sở Nông Nghiệp & PTNT An Giang).

      Qua kết quả thống kê cho thấy, việc áp dụng “1 phải, 5 giảm” trong canh tác lúa đã giúp nông dân tiết kiệm bình quân từ 2,5 – 4 triệu đồng/ha. Với việc áp dụng mô hình 1 phải 5 giảm là một hướng đi tích cực, có hiệu quả, không những tăng lợi nhuận cho người trồng lúa mà còn đảm bảo sự bền vững, an toàn cho môi trường cũng như sức khỏe nông dân. Đây cũng là những đặc điểm giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường lúa gạo quốc tế./.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,226,338
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây