Bệnh nấm hồng trên cao su

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

Trong những năm gần đây diện tích cao su trên địa bàn thành phố Hồ Chí minh ngày càng mở rộng, chủ yếu tại huyện Củ Chi. Cây cao su dễ bị một số bệnh như bệnh phấn trắng, bệnh vàng rụng lá, bệnh khô ngọn khô cành, bệnh nứt vỏ, bệnh loét sọc mặt cạo,… Bệnh nấm hồng trên cao su là một trong những đối tượng cần quan tâm trong mùa mưa.

Phân bố của bệnh

Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, nặng ở vùng Đông Nam Bộ. Bệnh gây hại cho cây cao su từ 3 – 12 năm tuổi và nặng nhất ở giai đoạn cây 4 – 8 năm tuổi. Bệnh thường gây hại trên cùng một vị trí cho đến khi cành hoặc tán cây bị chết, nên bệnh có tầm quan trọng vì trực tiếp ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng cũng như kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản.

Triệu chứng bệnh

Ban đầu sợi nấm có dạng như tơ, màu trắng phủ trên bề mặt của vỏ cây. Khi bệnh nặng, nấm chuyển sang màu hồng. Bệnh làm hư vỏ cây, nên làm cho phần cành phía trên vết bệnh bị chết, lá khô nhưng không rụng, dưới vết bệnh mọc ra nhiều chồi. Phần vỏ nơi bị bệnh thường bị nứt và chảy nhựa. Bệnh thường xuất hiện ở phần thân nơi phân cành.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do nấm Corticium salmonicolor gây ra. Bệnh thường phát sinh trong mùa mưa, đặc biệt ở các tháng mưa nhiều. Trong điều kiện nóng ẩm, tơ nấm bệnh phát triển rất mạnh.

Bệnh thích hợp trong điều kiện các vườn cao su bón thừa phân đạm, rậm rạp, cỏ dại nhiều và ẩm độ cao.

Biện pháp phòng trừ

- Xây dựng hệ thống thoát nước trong mùa mưa, để giảm bớt ẩm ướt trong vườn cây, hạn chế bệnh phát sinh, phát triển.

- Thường xuyên vệ sinh cắt tỉa bỏ những cành ngang không cần thiết phía dưới tán, đặc biệt là những cành đã bị bệnh chết đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để vườn thông thoáng, hạn chế bệnh lây lan.

- Bón phân tránh dư đạm, vì sẽ làm vườn cây rậm rạp, dễ nhiễm bệnh.

- Kiểm tra vườn cây thường xuyên (nhất là các tháng trong mùa mưa) để phát hiện sớm và phun thuốc phòng trị bệnh kịp thời.

- Trong mùa mưa, cần phun phòng bằng các thuốc như Saizole 5SC, Vanicide 5SL.

- Việc phòng trừ cần được tiến hành trên diện rộng thì hiệu quả mới cao. Vì vậy cần lưu ý phòng trừ những vườn cao su lân cận, kể cả phòng trừ nấm hồng cho các vườn cây ăn quả lâu năm./.

Bệnh nấm hồng trên cây cao su

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,133,577
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây