Nguyễn Văn Đức Tiến
Chi cục Bảo vệ thực vật Tp.Hồ Chí Minh.
1. Đặt vấn đề
Thực hiện chương trình đấu tranh sinh học trong bảo vệ thực vật, dự án hợp tác TCP/VIE/2905 (A) của Bộ Nông nghiệp với tổ chức FAO về “Quản lý tổng hợp bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima Gestro tại Việt Nam” được thực hiện từ tháng 12 năm 2002 đến tháng 10 năm 2004.
Tính đến nay việc nhân sinh khối ong ký sinh (OKS) Asecodes hispinarum thực hiện khá thuận lợi, nhiều tỉnh thành với sự trợ giúp và chuyển giao kỹ thuật đã tự nhân nuôi và phóng thích, thiết lập thành công quần thể OKS A. hispinarum như Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long…các vườn dừa phục hồi khá rõ và ổn định.
Trong khi đó trong tự nhiên lại xuất hiện loài OKS mới (chưa định danh) tham gia như là một tác nhân hỗ trợ cho biện pháp sinh học đã áp dụng. Đề tài “Nghiên cứu bước đầu về đặc điểm sinh học và khả năng ký sinh của ong Tetrastichus sp. trên bọ cánh cứng Brontispa longissima hại dừa trong phòng thí nghiệm” được thực hiện từ tháng 6/2005 đến tháng 6/2007 tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm nghiên cứu đặc điểm của loài này để bổ sung cho quần thể OKS trong mùa khô, nhất là tại các tỉnh duyên hải miền trung của nước ta.
Thành trùng cái sống khoảng 19,6 ngày và con đực sống khoảng 12,6 ngày trong điều kiện 280C.
Trứng ong Tetrastichus sp. có hình hạt gạo thuôn dài, dài khoảng 0,1-0,3 mm, được bao bằng màng mỏng trong suốt.
Ấu trùng ong Tetrastichus sp. thuộc dạng dòi (không rõ đầu), dài 0,3-1,6 mm, gồm 14 đốt, không có chân nên di chuyển nhờ co giãn các đốt.
Nhộng ong Tetrastichus sp. thuộc loại nhộng trần, dài từ 1,5-1,8 mm.
Các giai đoạn phát triển của ong ký sinh Tetrastichus sp.:
2.2.Khảo sát yếu tố môi trường ảnh hưởng tuổi thọ, thời gian giai đoạn phát triển
- Mỗi ống nghiệm được quan sát trong điều kiện của tủ nuôi ẩm độ 80% với các nhiệt độ lần lượt như sau: 17oC – 20oC – 25oC – 30oC – 33o C;
- Chỉ tiêu quan sát là thời gian sống của ong qua các mức nhiệt độ khác nhau.
Kết quả: Trong thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ cho thấy thời gian vòng đời của ong phụ thuộc khá chặt vào nhiệt độ:
- Trong điều kiện thí nghiệm là ở 200C, thời gian trung bình tuổi thọ của trưởng thành kéo dài đến (54,8 ± 0,94) ngày đối với con cái là (50,3 ± 0,53) ngày đối với con đực. Và ở các nghiệm thức nhiệt độ cao hơn (25-300C) thì tuổi thọ giảm dần.
- Ấu trùng bọ dừa tuổi 1, 2, 3, 4, tiền nhộng, nhộng non được dùng để cho ong ký sinh tiếp xúc. Mỗi tuổi chọn 5 ấu trùng. Mỗi ngày thay ấu trùng mới. Ấu trùng cũ lấy ra được lưu giữ và quan sát chuyển biến màu sắc. Nếu ấu trùng bị ký sinh thì chuyển màu nâu đen (còn gọi là mummy).
2.2.4. Khảo sát khả năng sinh sản, tỉ lệ vũ hoá, tỉ lệ và tuổi thọ theo giới tính:
- Điều kiện môi trường nghiên cứu ở nhiệt độ 28 ± 1oC, ẩm độ 80-85%;
- Chọn 20 con ong ký sinh cái vừa mới vũ hóa, chúng được tiếp xúc cùng với con đực trong mỗi lọ thủy tinh;
- Bên cạnh đó chọn 20 con ong ký sinh cái vũ hoá nhưng chưa bắt cặp, chúng được cách ly (không có con đực) trong mỗi lọ thủy tinh và tất cả đều được nuôi bằng mật ong loãng 30%;
- 5 nhộng non Brontispa loggissima được cung cấp và thay mới hàng ngày cho đến khi con ong ký sinh cái chết;
- Cá thể nhộng bị ký sinh được cách ly trong một hộp nhựa và đếm số lượng ong vũ hóa, phân biệt và ghi nhận giới tính ong vũ hóa trên từng nhộng non bị ký sinh.
Nghiệm thức
|
Thời gian sống của OKS
(ngày)
|
Ký chủ
bị ký sinh
(con)
|
OKS
vũ hóa
(con)
|
OKS
♀
vũ hóa
(con)
|
20 ♀ (+♂) + 5KC
|
27,15 b
|
6,8 b
|
22 b
|
18,4 b
|
20 ♀+ 5KC
|
34,7 a
|
0,5 a
|
1,3 a
|
-
|
- Ong ký sinh có khả năng vũ hóa từ ngày 15-19 sau khi được tiếp xúc với ký chủ, vũ hóa tập trung ở ngày thứ 17 (66,7%).
Mặt khác qua quá trình theo dõi từ 100 xác khô (mummy) có tỉ lệ vũ hóa cao (99,26%), số ong vũ hóa trung bình 6,38 ong/mummy. Tỉ lệ ong đực và cái là 1: 4,2.
2.2.5. Khảo sát khả năng ký sinh của ong:
- Điều kiện môi trường nghiên cứu ở nhiệt độ 28 ± 1oC, ẩm độ 80-85%;
- Ong ký sinh được chuyển vào bên trong hộp chứa ký chủ (nhộng non bọ dừa B. longissima) qua một lỗ nhỏ ở mặt bên của hộp. Bên trong thành hộp có dán miếng giấy sáp tẩm mật ong loãng 30%;
- Cho ong tiếp xúc với ký chủ trong vòng 24 giờ thì lấy ong ra và tiếp tục cho tiếp xúc nhộng non bọ dừa B. longissima mới;
- Ký chủ nào bị ký sinh được giữ lại để tiếp tục theo dõi.
- Bố trí thí nghiệm Khả năng ký sinh với số ong cái thay đổi:
Nghiệm thức 1: Hộp chứa 3 ký chủ cùng với 2 ong cái đã bắt cặp,
Nghiệm thức 2 : 3 ký chủ và 3 ong cái
Nghiệm thức 3 : 3 ký chủ và 5 ong cái
Nghiệm thức 4 : 3 ký chủ và 7 ong cái
Nghiệm thức 5 : 3 ký chủ và 9 ong cái
Mỗi thí nghiệm được lặp lại 10 lần.
Số ong
♀
đã bắt cặp
(con)
|
Số lượng nhộng non
(mummy)
|
Nhộng non
(%)
|
OKS
(con)
|
OKS ♀ vũ hóa
(con)
|
3
5
7
9
|
0,00 a
1,40 b
2,67 c
2,00 c
|
0,00 a
15,56 b
29,63 d
22,22 c
|
0,00 a
7,00 b
12,50 c
11,40 c
|
0,00 a
6,00 b
10,50 c
9,40 c
|
Như vậy, để ong có thể ký sinh trên nhộng non Brontispa longissima nên chọn ít nhất từ 5- 9 OKS cái đã bắt cặp trở lên để tạo quần thể OKS vũ hóa với số lượng cao nhất.
Ong ký sinh Tetrastichus sp. thuộc Bộ : Hemynoptera, Họ : Eulophidae, được tìm thấy trong tự nhiên ở nhiều vùng trồng dừa các tỉnh miền Nam Việt Nam, ký sinh ở giai đoạn nhộng non của bọ dừa Brontispa longissima.
Điều kiện nuôi ong trong phòng thích hợp là: mật ong 30%, nhiệt độ 200C-250C và ẩm độ 80%.
Để ong có thể ký sinh trên nhộng non Brontispa longissima 1-2 ngày tuổi, nên chọn ít nhất từ 5- 7 OKS cái đã bắt cặp trở lên để tạo quần thể OKS vũ hóa với số lượng cá thể cao.
Tỉ lệ vũ hóa cao 99,26 %, số ong vũ hóa trung bình 6,38 ong/mummy. Tỉ lệ ong đực và cái là 1: 4.
4.2. Đề nghị:
- Nghiên cứu thêm về cạnh tranh loài giữa hai loại ong ký sinh Asecodes hispinarum (loài đã được du nhập và thiết lập quần thể tại miền Nam Việt Nam) và Tetrastichus sp.
- Nghiên cứu khả năng thiết lập quần thể ngoài đồng tại các tỉnh duyên hải miền trung Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chang YC, 1991. Integrated pest management of several forest defoliators in Taiwan. Forest Ecology and Management, 39 (1-4): 65-72, 20 ref.
Chiu SC, Chen BH, 1985. Importation and establishment of Tetrastichus brontispae, a parasitoid of the coconut beetle, in Taiwan. Special Publication, Taiwan Agricultural Research Institute, 19:12-13.
Cochereau P, 1969. Installation of Tetrastichus brontispae Ferriere. (Hymenoptera, Eulophidae) parasite of B.longissima Gestro var. froggatti Sharp (Coleoptera, Chrysomelidae, Hispinae) in the peninsula of Noumea. Cahiers ORSTROM, Serie Biologie, 7: 139-141./.
|
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn