Cây hoa tulip Châu Phi (Spathodea campanulata) là loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

Tại thành phố Hồ Chí Minh cây hoa Tulip Châu Phi ( Spathodea campanulata) tên thường dùng là Sò đo cam được trồng ở một số tuyến đường làm cảnh, che bóng mát như tại đường Nguyễn Văn Linh, Q.7., một số đơn vị cũng trồng cây này trong khuôn viên của công ty như ở Củ Chi để tạo một khung cảnh rất đẹp khi cây trổ hoa. Ngoài ra người dân thấy hoa đẹp cũng trồng trong nhà làm cây kiểng…. Tuy nhiên theo Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại thì cây hoa Tulip châu Phi là loại có nguy cơ xâm hại nhưng chưa xuất hiện ở Việt Nam.

Vì vậy để cung cấp thông tin về những tác hại của cây hoa tulip Châu Phi (Sò đo cam). Trạm Kiểm dịch thực vật (thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật) với chức năng quản lý kiểm tra các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tổng hợp một số ghi nhận về loài cây này như sau:

a) Phân loại thực vật:

- Tên khoa học: Spathodea campanulata

- Tên thông thường: cây Sò đo cam, Uất kim cương châu Phi, chuông đỏ, hồng kỳ…

Synonyms: Lissachatina fulica (Bowdich 1822)Organism type: molluscb) Sinh thái học:

- Cây hoa Tulip Châu Phi có thể đạt đến độ cao 25 m, lá hình elip hoặc hình trứng, cuống lá dài 6cm, chùm dài 8 -10 cm, là loại cây thân gỗ nhỏ.

- Hoa của cây hoa Tulip Châu Phi mọc thành từng cụm, những bông hoa được thụ phấn của các loài chim và dơi và hạt giống được phân tán bởi gió, cũng như hạt giống trong trồng trọt. Each seed pod contains about 500 tissue papery seeds, (Floridata.com LC Copyright 1996 - 2002).

Cây Tupip Châu Phi là một loài cây chịu bóng, màu sắc sặc sỡ, lấn chiếm các vùng đất nông nghiệp bị bỏ hoang và các khu rừng rậm. Chúng thích hợp ở những vùng ẩm và ướt từ mực nước biển đến độ cao 1000m. Đây là loài xâm thực gây hại ở Hawaii, Fiji, Pô Li Nê Si và Samoa.

c) Khả năng phát tán và gây hại

Hiện nay cây hoa Tulip Châu Phi đã được người dân trồng làm cây cảnh ở các khu công nghiệp, công viên và trồng trong chậu như một loại cây hoa kiểng.

Sở dĩ, cây hoa Tulip Châu Phi thường được trồng nhiều ở Việt Nam bởi đây là loại cây chịu bóng, dễ trồng.Thêm vào đó, hoa của cây rất đẹp, phát triển nhanh do thích nghi với môi trường.

Hoa của cây hoa Tulip Châu Phi mọc nhiều nên hạt cây rất dễ phát tán đi xa nhờ gió.Từ đó, những vùng đất nông nghiệp hoặc bỏ hoang xuất hiện rất nhiều loại cây này, lấn chiếm đất sống của những cây trồng khác.Các nhà khoa học cũng như Tổ chức Thiên nhiên Thế giới đều công nhận Sò đo cam là loại cây xâm thực gây hại ở những quốc gia như Hawaii, Fiji, Polynesia và Samoa.

Thêm vào đó, ẩn sau vẻ đẹp rực rỡ, cây hoa Tulip Châu Phi lại chứa trong mình một loại chất độc rất nguy hiểm, được gọi là biolarvicides, thường có trong hoa của cây. Đây là loại chất độc gây ảnh hưởng tới nhiều sinh vật sống xung quanh, khiến hệ sinh thái bị thay đổi. Nếu không có các biện pháp kịp thời, sẽ gây ra sự biến mất dần dần của các quần thể động vật sống xung quanh cây, đe dọa đa dạng sinh học, làm suy thoái hệ sinh thái bản địa. Loại cây này có nguy cơ xâm hại cực mạnh. Chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển rất nhanh gây ra sự thay đổi về cấu trúc quần xã, đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học bản địa. Loại cây này tương tự như cây mai dương.

Cây hoa Tulip Châu Phi là cây phát tán hạt qua gió, mọc nhanh, có khả năng loại bỏ các cây khác trong cùng phạm vi phân bố. Từ đó cho thấy cây này sẽ nhanh chóng xâm chiếm các vùng đất hoang hóa, các vùng rừng đã bị tác động dẫn đến việc làm giảm mức độ đa dạng sinh học do sự cạnh tranh tiêu cực của chúng với các loài cây khác.

Tuy nhiên trong những năm trở lại đây do thấy cây sinh trường và phát triển khá nhanh, cho hoa đẹp, nở lâu nên nhiều địa phương trong cả nước đã ồ ạt mua giống trồng trên các con đường trong các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp…

Theo TS Đỗ Hữu Thư - Trưởng phòng Sinh thái thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật: đây là cây thích nghi tốt trong môi trường khắc nghiệt, chịu được lửa, vùng đất khô hạn, loài này có rất nhiều hạt nhỏ nên có khả năng phát tán, phát triển mạnh. Với những đặc điểm đó nên các nhà khoa học trên thế giới cảnh báo loài này có thể đe dọa các loài bản địa nên xếp vào danh sách loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại./ .

.

 MỘT SỐ HÌNH ẢNH

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 10,452,109
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây