Chuyên đề Sản xuất vụ Hè thu năm 2013

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

Với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do giá vật tư đầu vào biến động, đầu ra chưa ổn định; bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá (VL-LXL) hại lúa đã được kiểm soát và phòng trừ hiệu quả nhưng mầm bệnh vẫn còn có nguy cơ lây lan và gây thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Để có vụ hè thu đạt năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế. Các giải pháp cần tập trung để sản xuất một số cây trồng chính trong vụ Hè Thu 2013 :

1. Đối với cây lúa

1.1 Thời vụ gieo sạ

Thời vụ gieo sạ lúa Hè Thu từ 10/4/201 3 chậm nhất đến ngày 30/5/201 3 , riêng một số khu vực nhiễm mặn thời gian xuống giống chậm nhất đến ngày 1/7/201 3 . Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho các đợt xuống giống cần căn cứ vào lượng mưa, độ mặn và dự báo về thời điểm Rầy nâu (RN) trưởng thành di trú để xuống giống tập trung và gieo sạ “né rầy”.

1.2 Giống

- S ử dụng giống xác nhận, kháng rầy nâu, sạch bệnh, sạch hạt cỏ, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương để đảm bảo năng suất và giảm áp lực rầy nâu.

- Tại vùng sản xuất 3 vụ lúa phấn đấu bố trí từ 4 – 5 giống chủ lực và diện tích (DT) giống chủ lực không chiếm quá 20 % và DT gieo trồng.

1.3 Một số biện pháp phòng, chống rầy nâu và bệnh hại lúa

- Khuyến khích bà con nông dân điều tra thăm đồng thường xuyên, nắm bắt diễn biến tình hình RN, bệnh VL-LXL trên đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

- Khuyến cáo bà con nông dân tập trung gieo sạ né rầy, sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”, áp dụng “ba tăng ba giảm”, “một phải năm giảm”.

- Dọn sạch cỏ bờ, chú ý cỏ lồng vực, cỏ ống,... là ký chủ phụ của RN.

- Đối với trừ rầy nâu ruộng nhiễm bệnh VL, LXL: khi phát hiện rầy ở tuổi 1 – 3, hoặc rầy trưởng thành chiếm đa số trong ruộng với mật số từ 3 con/dảnh trở lên thì phun thuốc trừ rầy. Bà con có thể sử dụng một số loại thuốc trừ RN có hiệu quả như: Chess, Trebon, Butyl, Actara, Viappla, ViThoxam ...

* Khi phát hiện có triệu chứng của bệnh VL-LXL trên ruộng lúa của mình, bà con cần thực hiện các biện pháp sau:

- Giai đoạn lúa còn non (dưới 40 ngày tuổi): nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh nặng, không còn khả năng phục hồi, cho năng suất thì phải tiêu huỷ bằng cách cày trục cả ruộng để diệt mầm bệnh, trước khi cày vùi phải phun thuốc trừ rầy nâu để tránh phát tán truyền bệnh sang ruộng lúa khác. Phát hiện thấy bệnh nhiễm nhẹ thì ngay lập tức phải nhổ bỏ, vùi các bụi lúa bị bệnh đồng thời phun thuốc trừ rầy.

- Giai đoạn lúa sau gieo sạ, cấy 40 ngày, phải thường xuyên thăm đồng thấy ruộng bị bệnh thì phải nhổ bỏ, vùi bỏ bụi lúa bệnh, nếu thấy mật độ rầy cám khoảng 3 con/dảnh (tép) thì phải phun thuốc trừ rầy. Nếu ruộng bị nhiễm quá nặng thì phải tiêu huỷ bằng cách như phần đã nâu trên.

- Lúa bị nhiễm giai đoạn đòng - trổ - chín nhưng còn có khả năng cho năng suất , theo dõi rầy nâu nếu thấy rầy xuất hiện phải phun xịt diệt rầy, nhổ vùi cây lúa bị bệnh. Đặc biệt, sau khi thu hoạch phải vận động nông dân cày vùi để tiêu hủy mầm bệnh trên gốc rạ, lúa chét.

2. Đối với cây rau

Hiện nay cây rau Hè thu bắt đầu gieo trồng rộ, thời tiết nắng nóng và mưa nhiều trong vụ Hè thu ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng đặc biệt là cây rau.

- Nhóm rau ăn lá (họ bìm bìm, họ thập tự, họ cúc)

+ Vào giai đoạn đầu vụ (từ tháng 4 – 5/201 3 ): tình hình thời tiết khô nóng, bên cạnh đó xuất hiện những cơn mưa đầu mùa tạo điều kiện cho các loại sâu và bệnh hại phát triển như: bọ nhảy, sâu ăn tạp, rầy xám là đối tượng gây hại nặng.

+ Khi thời tiết có mưa nhiều, ẩm độ cao, bệnh thối nhũn, bệnh gỉ trắng sẽ phát sinh nhiều. Ốc bươu vàng sẽ gây thiệt hại nặng cho ruộng rau nếu mật độ 5 – 7 con/m2 trở lên.

* Phòng trị các loại sâu bệnh hại

- Bệnh rỉ trắng trên rau muống dùng: Ridomil Gold, Coc 85, Benlat C, Mexyl

- Sử dụng thuốc trừ ốc khi ốc có mật độ cao và ốc nhỏ chiếm đa số. Thuốc đặc trị OBV như: Bayluscide, Deadline – Bullet, Bolis, Tomahawk, Yeloow – K, Viking , Viniclo ...

- Nhóm rau ăn quả (họ bầu bí, họ cà…)

+ Trong điều kiện thời tiết khô, nắng nóng: các vùng sản xuất rau cần chú ý ruồi đục lá, bọ trị gây hại giai đoạn tháng 4 – 5/201 3 , bên cạnh đó sâu xanh 2 sọc trắng, ruồi đục quả gây hại giai đoạn từ cây 20 ngày sau gieo đến thu hoạch. Bệnh thán thư phát triển nhiều khi thời tiết nóng, ẩm độ cao.

+ Vào giai đoạn cuối vụ với điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều hoặc ban đêm có nhiều sương: bệnh phấn vàng (bệnh sương mai), phấn trắng và chết cây thường phát triển mạnh.

+ Cần chú ý các bệnh do virus như bệnh khảm, đốm gân lá, xoăn lá do các loại rầy, rệp, bọ trĩ và bọ phấn lan truyền.

* Phòng trị các loại sâu bệnh hại

- Sâu xanh 2 sọc trắng gây hại khổ qua, dưa leo, sâu gây hại từ cây con, đọt non, lá và trái. Sâu gây thiệt hại năng suất, giá trị thương phẩm khi tấn công giai đoạn cho trái. Dùng chế phẩm NPV đặc hiệu trừ sâu xanh da láng có hiệu quả cao. Nên kết hợp dùng thuốc thảo mộc Rotenone hay Azadirachtin. Thuốc vi sinh như: Olong; Vi-BT; Xentari; Reasgant, Dipel, Delfin ... Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc nhóm Pyrethroid, Abamectin…lưu ý dùng luân phiên thuốc.

- Ruồi đục quả phá hại nhiều loài cây họ bầu bí như dưa leo, khổ qua, bầu, bí, mướp. Ruồi thường đẻ trứng và phá hại từ khi quả già đến chín.

- Ruồi đục lá (dòi đục lá, sâu vẽ bùa) xuất hiện nhiều lứa trong 1 vụ rau nhưng thường gây hại nặng khi nắng, nóng.

- Sâu đục qủa đậu xuất hiện nhiều vào những tháng đầu vụ Hè Thu (tháng 4, 5).

- Bệnh phấn vàng (bệnh sương mai) thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều hoặc ban đêm có nhiều sương. thật bằng các thuốc gốc đồng, Zineb, Mancozeb, Ridomil Gold, Topsin–M và nên phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày.

- Bệnh thối nhũn do vi khuẩn và do nấm phát triển thích hợp ở điều kiện nóng ấm, ẩm độ cao. Dùng các loại thuốc như Kasuran, Kasumin, Kasai, Visen./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 9,908,655
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây