Chuyên đề về phòng trị Ốc bươu vàng

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

Ốc bươu vàng (OBV) có nguồn gốc Trung và Nam Mĩ. Ốc được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985-1988 và đã là một trong những sinh vật gây hại nghiêm trọng nhất cho nền nông nghiệp và chúng thường gây hại ở mùa nước nổi tập trung ở vụ Hè Thu.

Ốc bươu vàng thường ẩn náu dưới bùn, bờ ao, bờ mương, hồ khó phát hiện. Chúng có thể bùng phát gây hại nặng nếu gặp điều kiện thuận lợi cho chúng sinh sản, phát triển (cây lúa còn non là thức ăn phù hợp) và phát tán (mực nước trên ruộng và trên các kênh mương, sông ngòi… cao).

Vào khi đêm xuống, chúng lên mặt nước cắn ngang thân cây lúa, ăn trụi thành từng đám, khiến nhiều diện tích lúa bị chết hoàn toàn. Trong điều kiện khô hạn chúng có thể vùi sâu dưới đất và sống nhiều tháng, khi gặp nước chỉ cần một đêm chúng có hoạt động trở lại bình thường. Chúng thường cắn ngang cây lúa non hoặc chồi lúa từ ngay sau khi sạ cho đến lúc lúa được 30 ngày tuổi, hoạt động chủ yếu vào sáng sớm, chập tối và ban đêm. Khi ốc bươu vàng phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng, phải sạ lại nhiều lần. Hiện nay, chúng là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm, rất khó phòng trừ. Để hạn chế ốc bươu vàng cần áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp như:

Trước khi làm đất, cần vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp sạch cỏ dại ven bờ bao. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa Vét rãnh trên ruộng để khi tháo nước ốc sẽ theo nước gom xuống rãnh dễ thu.

- Dùng lưới có lỗ nhỏ bịt ngay miệng ống dẫn nước vào ruộng ngay từ khi bắt đầu làm đất chuẩn bị xuống giống cho đến khi thu hoạch để ngăn chặn ốc lây lan đồng thời cũng dễ thu gom.

- Trên ruộng lúa chủ động được nước, cần vét rãnh nhỏ, dọc theo bờ và định kỳ tháo cạn nước ruộng, ốc sẽ theo nước di chuyển, tập trung vào các rãnh nên có thể bắt ốc dễ dàng.

- Trên các ruộng lúa không chủ động nước có thể dẫn dụ ốc để bắt bằng cách thả những thức ăn ốc thích như lá thân cây đu đủ, lá khoai mì, thầu dầu. …để ốc tập trung lại, thu bắt.

- Cắm những cành cây, que nhỏ trong ruộng cao hơn mặt nước. Ốc sẽ tập trung leo lên đẻ trứng trên những que này. Thu và tiêu hủy trứng ốc.

- Dựa vào đặc tính ẩn nấp của ốc, Dùng mồi để dụ ốc tập trung ăn và bắt, mồi có thể dùng các loại thức ăn ốc thích như như sơ mít, cành lá đu đủ, lá mướp, thân khoai mì đắp thành các mô khắp ruộng để dẫn dụ ốc bu lại, sau khi bỏ bả 12-24 giờ dùng rổ, rá xúc cả bả mồi và ốc lên để bắt và nên làm liên tục trong nhiều ngày.

- Sử dụng thuốc trừ ốc khi ốc có mật độ cao và ốc nhỏ chiếm đa số. Các loại thuốc đặc trị như: Bayluscide, Deadline – Bullet, Bolis, Tomahawk, Yeloow – K, Viking, Viniclo...

VINICLO 700WP được khuyến cáo sử dụng ở liều dùng 250g/ ha pha với 400 lít nước tức pha 5g/ bình 8 lít và phun 5 bình cho 1000 m2. Trong trường hợp ốc lớn có thể tăng liều dùng lên 500g/ ha. Tuy nhiên khi phun thuốc cần lưu ý ruộng phải ở dạng xâm xấp nước hoặc không quá 1 lóng ta và giữ nước trong ruộng ít nhất 5 ngày để diệt ốc còn sót lại. Tuyệt đối không được sử dụng Viniclo 700WP trộn với hạt giống rồi sạ vì sẽ ảnh hưởng đến mầm lúa, không sử dụng cho lúa sạ ngầm. Đối với vụ Đông Xuân nên phun trước khi sạ 2 ngày hoặc ngay sau khi cho nước vào ruộng để bón phân đợt 1. ./.
 
 
 

Ổ trứng Ốc bươu vàng


Ốc bươu vàng

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,221,560
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây