ĐBSCL TẠM THỜI... GIẢI KHÁT

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

Do tác động của xả nước các hồ thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông, dự báo tới ngày 7/4, mực nước ngọt trên sông Cửa Long sẽ ở mức cực đại, mặn bị đẩy lùi xa về phía các cửa sông....

Từ tháng 5/2016, mặn sẽ lại tái xâm nhập, vì vậy phải cân nhắc kỹ việc xuống giống vụ hè thu...

 

Tuy nhiên tới đầu tháng 5/2016 trở đi, mặn sẽ tiếp tục xâm nhập sâu trở lại. Trước một số thông tin cho rằng nước ngọt về ĐBSCL những ngày qua không phải nhờ Trung Quốc xả nước hồ thủy điện, tại cuộc họp thông tin về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) hôm 5/4, ông Trần Đức Cường, Phó Chánh văn phòng Ủy hội Sông Mê Kông khẳng định: Việc Trung Quốc cùng với Lào tăng cường xả nước các hồ thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông đã có tác động giúp nước ngọt tại ĐBSCL được tăng cường. Cụ thể tới ngày 4/4, mực nước trên sông Tiền tại Tân Châu đã lên mức 0,96m, tăng nhẹ 0,01m so với trước.

Ông Cường cho biết thêm: Dự báo, nếu Trung Quốc tiếp tục duy trì lưu lượng xả hồ thủy điện Cảnh Hồng ở mức khoảng 2.200 m3/s cho tới ngày 10/4 như thông báo, ĐBSCL sẽ đón nhận được tổng lượng nước ngọt cho cả đợt xả này (từ 15/3 đến 10/4) khoảng 1,44 tỉ mét khối.

Theo tính toán, đến ngày 7/4, nước trên sông Tiền, sông Hậu sẽ có tác dụng đẩy mặn ở mức cực đại. Nhờ đó, khu vực ranh giới mặn – ngọt (độ mặn 1g/lít) tại các hệ thống sông chính tại ĐBSCL sẽ được đẩy lùi từ 8-10km về phía cửa sông.

Theo thông báo của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, tới ngày 5/4, một số vùng ven biển trong phạm vi từ 30 – 45km đã bắt đầu lấy được nước ngọt. Dự báo cụ thể cho các lưu vực sông chính tại ĐBSCL từ ngày 5/4 đến ngày 29/4/2016 như sau:

- Trên sông Vàm Cỏ: Sông Vàm Cỏ Tây, mặn vẫn biến động, duy trì ở mức cao, tuy nhiên từ khoảng sau ngày 10-12/4 đến cuối tháng 4/2016, mặn có khả năng giảm. Các khu vực phía trên Tân An (Long An) đều có thể lấy được nước ngọt với độ mặn thấp vào các thời điểm triều thấp, chân triều. Đối với sông Vàm Cỏ Đông, tại Bến Lức (Long An) khó có khả năng có nước ngọt cho tới hết tháng 4/2016.

Tuy nhiên khu vực phía trên Bến Lức từ khoảng 15-20km có thể xuất hiện nước ngọt vào cùng kỳ như tại Tân An trên sông Vàm Cỏ Tây.

Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục đang có các chỉ đạo điều chỉnh linh hoạt việc xả nước hồ thủy lợi Dầu Tiếng để cải thiện thêm việc đẩy mặn cho khu vực tỉnh Long An trong thời gian tới.

- Trên vùng cửa sông Cửa Long: Từ khoảng ngày 4/4 đến 12/4, mặn tiếp tục biến động nhẹ, nhưng không sâu thêm vào đất liền. Khu vực cách biển từ 35-45km trở lên có thể lấy được nước ngọt khi triều thấp, chân triều, đặc biệt là trên hệ thống sông Cổ Chiên và Sông Hậu.

Từ sau ngày 12/4, mặn tiếp tục giảm nhanh, phạm vi cách biển từ 25 đến 40km có thể xuất hiện nước ngọt khá dồi dào, nhất là khi triều thấp, chân triều. Tuy nhiên dự báo tới hết tháng 4/2016, khi nước ngọt từ thượng nguồn sông Mê Kông giảm, mặn trên hệ thống sông Cửa Long sẽ lại tiếp tục xâm nhập sâu trở lại từ tháng 5/2016.

- Trên vùng Biển Tây (gồm sông Cái Lớn, Cái Bè và khu vực ven biển tây): Từ ngày 4/4 đến hết ngày 15/4, mặn sẽ biến động theo chiều hướng giảm dần. Các vùng từ Gò Quao (Kiên Giang) đến Ngã Ba Nước Trong có thể xuất hiện nước ngọt vào một số ngày lúc
thủy triều thấp. Tuy nhiên từ ngày 15/4 trở đi, mặn sẽ có thể tăng dần trở lại và tiếp tục kéo dài sau đó, đặc biệt mặn có khả năng mạnh lên từ tháng 5/2016.

- Vùng ranh Bạc Liêu – Sóc Trăng (kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp): Độ mặn trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp biến đổi phức tạp. Dự báo từ nay tới ngày 12/4, mặn biến động và có chiều hướng giảm. Nước ngọt có khả năng xuất hiện khu vực phía trên tam giác Ninh Quới (Bạc Liêu).

Như vậy trong tháng 4/2016, các tỉnh ven sông Cửu Long trong phạm vi cách biển từ 25-40km nhìn chung sẽ có nước ngọt vào thời điểm triều thấp, chân triều. Để tận dụng
nguồn nước này cho SX, nhất là cho vụ hè thu 2016, Tổng cục Thủy lợi đề nghị các địa phương tập trung tối đa phương tiện, nhân lực để lấy ngọt, trong đó đặc biệt chú ý mở các cống (nhất là hệ thống ngọt hóa Gò Công, Nam Mang Thít…); bơm khi nước ngọt xuất hiện (thường vào lúc nước sông ở mức vừa và thấp). Khi thực hiện lấy nước cần kiểm tra độ mặn.

Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) lưu ý thêm: Các khu vực cách biển từ phạm vi 30km trở xuống, tuyệt đối không xuống giống mới vụ hè thu. Các khu vực cách biển từ 70 – 80km trở lên, căn cứ vào tình hình lấy nước để chủ động xuống giống. Các vùng giáp ranh cách biển từ 30 – 70km, tùy vào tình hình lấy ngọt và xâm nhập mặn để quyết định có xuống giống vụ hè thu hay không. Dự báo, có ít nhất khoảng 500 nghìn ha lúa hè thu vùng ĐBSCL sẽ không thể xuống giống đúng thời vụ....

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,327,215
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây