Sáng ngày 10/9/2010, tại tỉnh Tiền Giang, hội nghị diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp lần thứ 5 năm 2010 với chuyên đề “ Sản xuất lúa theo GAP” nhằm cung cấp cho người nông dân sản xuất lúa vùng Nam Bộ những thông tin tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và những vấn đề kỹ thuật liên quan đến sản xuất lúa theo GAP, diễn đàn được tổ chức bởi Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang.
Đến tham dự diễn đàn có ông Bùi Bá Bổng – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, ông Nguyễn Văn Khang – Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và đại diện các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông của 26 tỉnh, thành, các nhà khoa học của các Viện, Trường, các công ty, doanh nghiệp và hơn 300 nông dân tham dự diễn đàn.
Tại diễn đàn các thành tựu khoa học và định hướng sản xuất lúa theo GAP ở Việt Nam như thế nào để đạt hiệu quả từ việc đăng ký, đánh giá, chứng nhận theo VietGAP và GlobalGAP và các GAP tương đương. Các ứng dụng công nghệ sinh thái trong mô hình 3 giảm 3 tăng tại tỉnh Tiền Giang, 1 phải 5 giảm tại tỉnh An Giang là một trong những cơ sở vững chắc của GAP để sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, việc “xã hội hóa” sản xuất chế phẩm sinh học Ometar để quản lý rầy nâu hại lúa theo hướng an toàn và bền vững đã được triển khai nhân rộng tại tỉnh Sóc Trăng và một số tỉnh thành là những đề dẫn cho việc định hình và yếu tố góp phần thành công trong việc sản xuất lúa theo GAP.
Ngoài ra, các nhà quản lý, nhà khoa học đã trả lời nhiều câu hỏi của nông dân trong việc sản xuất, tiêu thụ, hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp như thế nào khi nông dân sản xuất theo GAP; việc ứng dụng và nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả đến với người nông dân sao cho thiết thực; sản xuất những giống lúa nào cho có hiệu quả và không tồn ứ bị ép giá. Từ thực tế sản xuất lúa theo GAP của HTX Mỹ Thành xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, tỉnh chỉ hỗ trợ nông dân kinh phí cho việc thuê đánh giá chứng nhận GlobalGAP lần đầu và giới thiệu doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Để được đánh giá và có kinh phí chứng nhận cho năm sau nông dân phải tự để lại 200 đ/kg lúa để Ban Chủ nhiệm HTX làm kinh phí đăng ký chứng nhận.
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đã chỉ đạo không nên thực hiện GAP đại trà, làm theo phong trào mà cần phải có định hướng và có sự phối hợp của 4 nhà (Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà nông và doanh nghiệp) trong việc sản xuất theo GAP./.Lãnh đạo Bộ, Cục, tỉnh Tiền Giang chủ tọa diễn đàn
|
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn