Formaldehyde trong thực phẩm

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

 (Nguyễn Văn Đức Tiến, Phòng Quản lý an toàn thực phẩm [1]
lượt dịch theo tài liệu của WHO và CFS HồngKông)

GIỚI THIỆU

1. Đã có nhiều những báo cáo về việc lạm dụng formaldehyde như là chất tẩy trắng và bảo quản đối với thực phẩm.

2. Ở Hồng Kông, formaldehyde không được phép sử dụng trong thực phẩm.

3. Trung tâm an toàn thực phẩm (CFS) đã lấy mẫu một số loại cá “Bombay - duck” và cá “Noodle fish” để kiểm tra. Kết quả cho thấy, mẫu cá “Bombay - duck” có chứa một hàm lượng formaldehyde trong tự nhiên. Không có chứng cứ về việc sử dụng formaldehyde trong mẫu cá “Bombay - duck”. Tuy trong vài mẫu cá “Noodle fish” không tìm thấy có sự hiện diện của hàm lượng dimethylamine, nhưng lại phát hiện có formaldehyde (150 - 570 ppm). Điều này cho thấy rằng formaldehyde đã được thêm vào như một chất bảo quản trong quá trình bảo quản và vận chuyển sau khi được đánh bắt.

FORMALDEHYDE TRONG TỰ NHIÊN

1. Formaldehyde là một loại chất hoá học thường được sử dụng trong công nghiệp sản xuất chất plastic tổng hợp để sử dụng trong gỗ, giấy và công nghiệp dệt. Dung dịch Formalin hàm lượng 37% formaldehyde được sử dụng làm chất tẩy rửa và bảo quản gia dụng.

2. Thỉnh thoảng formaldehyde được thêm vào thực phẩm một cách bất hợp pháp trong quá trình chế biến và bảo quản. Thông thường formaldehyde được tìm thấy trong các mẫu thực phẩm, gồm các sản phẩm làm từ đậu nành, bún miến (được chế biến từ đậu xanh), các thực phẩm đã qua sơ chế như lòng bò, chân gà, …

3. Tuy nhiên, hóa chất này cũng xuất hiện trong môi trường tự nhiên. Với vai trò như chất trao đổi trung gian, formaldehyde có mặt với nồng độ thấp trong hầu hết trong cơ thể sống. Formaldehyde có thể được tìm thấy trong thực phẩm có thể lên đến 300 - 400 mg/kg như trong các loại trái cây, rau (lê, táo, hành lá), thịt, cá (như cá “Bombay - duck”, cá tuyết), các loài thuộc bộ giáp xác và nấm khô, …

4. Trong vài mẫu hải sản như cá “Bombay-duck”, formaldehyde là một chất tự nhiên được hình thành từ quá trình phân hủy một chất hóa học được gọi là trimethylamine oxide (TMAO) đã được tìm thấy trong cơ thể chúng. TMAO phân giải thành formaldehyde và dimethyllamine ở mức độ ngang nhau sau khi các sinh vật biển chết đi. Mức độ formaldehyde được tích luỹ từ loài cá biển nào đó trong quá trình trữ đông và bảo quản sau khi chúng chết đi. Theo báo cáo hàm lượng formaldehyde có thể lên đến 400mg/kg ở cá “Bombay - duck” sau khi trữ đông. Việc phát hiện dimethylamine trong cá “Bombay - duck” được sử dụng để phân biệt formaldehyde được cố ý thêm vào.

5. Đối với cá “Noodle fish” lại có nhiều khác biệt hơn. Trong khi không thấy sự hiện diện của dimethylamine nhưng lại phát hiện ra formaldehyde (170 - 570 mg/kg) trong vài mẫu cá “Noodle fish”, đã chỉ ra rằng formaldehyde có thể được cho thêm vào như chất bảo quản sau khi đánh bắt, hoặc trong quá trình vận chuyển, tồn trữ.

6. Việc ăn phải một lượng nhỏ formaldehyde không thích hợp có khả năng ngộ độc cấp tính. Sau khi ăn vào một lượng lớn có thể gây ra các triệu chứng đau bụng, nôn mửa, hôn mê, tổn thương thận và có thể gây tử vong.

7. Mối quan tâm chính của Y tế về chất formaldehyde là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) đã chứng minh rằng có đủ cơ sở cho thấy chất formaldehyde có tính chất gây ung thư ở người khi con người tiếp xúc với formaldehyde thông qua đường hô hấp. Mặt khác, năm 2005, khi WHO xây dựng hướng dẫn sử dụng nước uống (Drinking Water Guidelines) đã khẳng định không có bằng chứng gây ung thư khi ăn uống thực phẩm có chứa chất này.

CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT

1. Thực phẩm bán ở Hồng Kông phải phù hợp với quy định của Sắc lệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng thành phố 132. Sử dụng formaldehyde trong thực phẩm trái quy định có khả năng bị xử phạt tối đa là 50.000$ Hồng Kông và bị giam giữ trong 6 tháng.

2. Đối với hàm lượng formaldehyde tự nhiên trong thực phẩm thì chưa có sự thống nhất trên thế giới.

3. Việc kiểm tra formaldehyde trong thực phẩm bao gồm chương trình giám sát thực phẩm. Theo đó sẽ có sự cam kết khi có nghi ngờ việc lạm dụng formaldehyde trong thực phẩm.

KHUYẾN CÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG

1. Nên là khách hàng quen thuộc (của một cửa hàng) và người bán hàng đáng tin cậy.

2. Chỉ lựa chọn các loại cá tươi, tránh các mùi lạ, và tránh mua các loại cá quá cứng (formaldehyde có thể làm thịt cá cứng hơn).

3. Rửa sạch và nấu chín bởi vì formaldehyde tan trong nước và bị phân huỷ dưới nhiệt độ.

4. Cân bằng chế độ ăn uống để tránh hấp thu quá nhiều một loại hóa chất từ một nhóm thức ăn.

KHUYẾN CÁO TRONG KINH DOANH

1. Cần thận trọng về nguồn gốc sản phẩm, và chỉ mua khi chúng có được nguồn gốc đáng tin cậy.

2. Không được thêm formaldehyde vào trong thực phẩm.

3. Duy trì dây chyền đông lạnh thích hợp để đảm bảo cá và các sản phẩm từ cá được giữ an toàn trong suốt các quá trình bao gồm tồn trữ, vận chuyển và trưng bày để bán.

MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM TRONG TỰ NHIÊN CÓ CHỨA FORMALDEHYDE

1. Các loại trái cây và rau

STT

Loại sản phẩm

Mức độ (mg/kg)

1

Táo

6.3 – 22.3

2

9.5

3

Chuối

16.3

4

Củ cải đường

35

5

Hành củ (hành tây)

11

6

Cải bắp

5.3

7

Cà rốt

6.7 – 10

8

Cải bông

26.9

9

Dưa leo

2.3 – 3.7

10

Nho

22.4

11

Hành lá

13.3 – 26.3

12

Su hào

31

13

38.7 – 60

14

Mận

11.2

15

Khoai tây

19.5

16

Rau pina

3.3 – 7.3

17

Cà chua

5.7 – 13.3

18

Dưa hấu

9.2

19

Củ cải trắng

3.7 – 4.4

20

Nấm khô

100 – 406

21

Nấm luộc

6 – 54.4

2. Thịt và các sản phẩm từ thịt

STT

Loại sản phẩm

Mức độ (mg/kg)

1

4.6

2

Heo

5.8 – 20

3

Cừu

8

4

2.5 – 5.7

5

Sản phẩm thịt đã chế biến (gồm thịt muối và xúc xích, lạp xưởng)

< 20.7

6

Pate gan

< 11.9

3. Các sản phẩm sữa

STT

Loại sản phẩm

Mức độ (mg/kg)

1

Sữa dê

1

2

Sữa bò

< 3.3

3

< 3.3

4. Thực phẩm có nguồn gốc từ biển

STT

Loại sản phẩm

Mức độ (mg/kg)

1

Cá tuyết

4.6 – 34

2

Tôm sống

1 – 2.4

3

Mực ống

1.8

4

Cá bóng

6.8

5

Các loài giáp xác

1 – 98

6

Cá Bombay - duck

< 140

Formaldehyde cũng đã được báo cáo trong các nghiên cứu là có khả năng tăng lên sau khi cá thể từ biển và các loài giáp xác chết và tích luỹ trong quá trình lưu kho của một số loài. Hàm lượng có thể lên đến 400 mg/kg đối với bảo quản trong kho lạnh của cá khô.

5. Các thực phẩm khác

STT

Loại sản phẩm

Mứcđộ (mg/kg)

1

Thức uống có cồn

0.02 – 3.8

2

Nước ngọt

8.7

3

Cà phê dạng bột

3.4 – 4.5

4

Cà phê hoà tan

10 – 16

5

Xiro

< 1 - 54

Nguồn: CFS Hồng Kông và WHO

[1] Nguyễn Thị Minh Tâm, Nguyễn Thị Lệ Thoa, Phan Tạ Kim Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 10,713,174
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây