Hoạt động bảo vệ thực vật đối với chương trình xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hồ Chí Minh

Thứ ba - 05/11/2019 03:06

Thế nào là nông thôn mới?

Có thể hiểu một cách tổng quát nông thôn mới là làm mới nền nông thôn cổ truyền, hiện đại hóa mọi mặt nhằm nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Song song đó vẫn giữ được truyền thống, những nét đặc trưng, bản sắc từng vùng, từng dân tộc và nâng cao giá trị đoàn kết của cộng đồng.

T hành phố Hồ Chí Minh vốn nổi trội về công nghiệp và dịch vụ nhưng vẫn tồn tại vùng n ông thôn trải dài ven đô và ngoại thành, là vùng sản xuất nông sản không nhỏ, bên cạnh các ngành nghề thủ công lâu đời.

Với ưu thế nêu trên, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố đã triển khai kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng thí điểm xã nông thôn mới trên địa bàn các xã: Tân Thông Hội và Thái Mỹ (huyện Củ Chi), Tân Nhựt (huyện Bình Chánh), Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn), Lý Nhơn (huyện Cần Giờ) và Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) (theo Công văn số 3678/UBND-CNN ngày 22/7/2009 của Ủy ban nhân dân t hành phố Hồ Chí Minh).

Xây dựng mô hình nông thôn mới ở mỗi xã chủ yếu dựa vào nội lực của cộng đồng địa phương là chính, khơi dậy tính tích cực, tự giác của người dân nông thôn. Xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới cấp xã phải dựa trên các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, trên cơ sở lồng ghépcác chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn xã và các nguồn lực bổ sung, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới cần đảm bảo phát triển về mọi lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ - thương mại… Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, cần x ây dựng các xã đ iểm nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với môi trường sinh thái an toàn, bền vững, thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng và an toàn sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cho người dân.

Một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất là tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong việc phòng trừ sinh vật hại trên cây trồng. Giai đoạn 2010 - 2012, Chi cục Bảo vệ thực vật đề ra phương án hoạt động khuyến nông bảo vệ thực vật (BVTV) để góp phần xây dựng mô hình nông thôn mới tại 6 xã trên địa bàn TP.HCM bao gồm 3 hợp phần:

- Hợp phần 1: Nâng cao năng lực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác.

- Hợp phần 2: Nâng cao năng lực liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Hợp phần 3: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật tại địa phương.

1. Nâng cao năng lực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác là rất cần thiết để tăng năng suất, sản lượng và an toàn sản phẩm, trong đó:

- T ăng cường các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp: ứng dụng các mô hình nấm xanh Metarhizium anisopliae phòng trừ rầy nâu hại lúa giúp nông dân hạn chế sử dụng thuốc hóa học, vừa đảm bảo sản phẩm an toàn và môi trường sinh thái bền vững. Đặc biệt là kỹ thuật canh tác tổng hợp trong nhà lưới, có hệ thống tưới tiết kiệm, sử dụng màng phủ và bẫy côn trùng không những hạn chế được sâu bệnh mà còn tăng năng suất, chất lượng và an toàn sản phẩm.

- Nên có hướng chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập người dân.

2. Nâng cao năng lực liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: đối với việc đảm bảo an toàn sản phẩm, muốn an toàn sản phẩm cần có những chương trình huấn luyện IPM - sản xuất theo VietGAP, chứng nhận VietGAP cho người dân, hình thành các tổ nông dân sản xuất theo IPM cộng đồng. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền nên hướng dẫn các tổ nông dân liên kết sản xuất và liên kết với các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Thành phố để sản phẩm tạo ra không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Như vậy qua quá trình từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ, người dân biết cách sản xuất ra sản phẩm an toàn, nâng cao năng lực liên kết và tiêu thụ sản phẩm.

3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật tại địa phương là vấn đề không thể thiếu. Trong đó:

- Tăng cường quản lý việc sử dụng và mua bán thuốc bảo vệ thực vật bằng các đợt thanh kiểm tra việc sử dụng và mua bán thuốc, tổ chức các lớp tập huấn giúp nông dân sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và tập huấn pháp luật cho cán bộ lãnh đạo địa phương, người kinh doanh thuốc. Qua đó, nâng cao trình độ, nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất trong việc sử dụng hóa chất đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

- Bên cạnh đó, đối với việc quản lý an toàn sản phẩm: các cơ quan chuyên môn cần hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân phải chấp hành các quy định về điều kiện sản xuất rau an toàn, được tập tập huấn cấp giấy chứng nhận chuyên môn về sản xuất rau an toàn và trong quá trình sản xuất giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng cách lấy mẫu để phân tích (phân tích nhanh, phân tích định lượng) nhằm góp phần quản lý quá trình sản xuất rau của người dân để có được sản phẩm an toàn.

- Môi trường xanh sạch đẹp là một trong những tiêu chí quan trọng nhất trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Từ trước đến nay, nhiều người dân nông thôn vẫn có thói quen vứt vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi trên đồng ruộng, không những ảnh hưởng đến mỹ quan nông thôn mà còn ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân. Do vậy, cần có biện pháp thu gom và xử lý rác để đảm bảo môi trường nông thôn xanh sạch và bền vững. Tổ chức các hoạt động truyền thông để tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia thu gom các loại vỏ bao, bì, chai, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để không gây ô nhiễm môi trường.

- Để nâng cao quản lý bảo vệ thực vật tại địa phương có nhiều hình thức như: dựa vào tập tính thích ánh sáng của một số côn trùng để sử dụng bẫy thu bắt côn trùng (bướm, bọ cánh cứng, rầy) bay đến và tiêu diệt; sử dụng bẫy đèn dự báo mật độ rầy nâu di trú; thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng, gieo sạ né rầy; ngoài ra có thể trồng một số loại cây vừa xua đuổi côn trùng vừa có thể thu hút thiên địch (như cây mè, cây ngũ sắc...) trên các bờ ruộng. Khuyến khích nông dân trồng các loại cây dẫn dụ và xua đuổi ven bờ vừa tạo mỹ quan nông thôn vừa có tác dụng cân bằng sinh thái đồng ruộng (xem hình minh họa).

Tóm lại , quá trình xây dựng và phát triển nền nông thôn mới có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và trách nhiệm của người dân. Mỗi người dân hãy là một nhân tố tích cực chung tay xây dựng nền nông thôn mới toàn diện./.

Hình ảnh một số biện pháp bảo vệ thực vật hiệu quả

Hình 1. Bẫy dẫn dụ ruồi đục quả trên khổ qua

Hình 2. Sử dụng bẫy dính pheromone bẫy sâu khoang gây hại cây ớt

Hình 3. Sử dụng bẫy màu và bẫy chậu bẫy sinh vật hại trên ruộng lúa



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website

  • Tổng lượt truy cập 11,229,082
  • CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • Giấy phép số: Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng Số 24/GP-STTTT ngày 22/07/2020
  • Chịu trách nhiệm: Bà Lê Thị Nghiêm - Chi cục Trưởng Chi cục
  • Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 02835102686 - 02838411417
  • Fax: 02838414926
  • ccttbvtv.snn@tphcm.gov.vn
  • Website:

Gửi yêu cầu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây